Nghiên cứu xây mới tuyến đường sắt quốc gia Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/9/2023 | 2:30:57 PM

YênBái - Tư vấn đề xuất nghiên cứu tuyến đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh khổ tiêu chuẩn 1.435mm tiên tiến, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu vận tải thời kỳ 2030, tầm nhìn đến 2050.

Nghiên cứu lập tuyến đường sắt mới Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng-Quảng Ninh dài hơn 440km
Nghiên cứu lập tuyến đường sắt mới Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng-Quảng Ninh dài hơn 440km

Cục Đường sắt Việt Nam đang lấy ý kiến góp ý báo cáo đầu kỳ Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh do liên danh tư vấn Công ty CP Tư vấn đầu tư và Xây dựng giao thông vận tải (TRICC-JSC) và Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) lập.

Theo tư vấn lập quy hoạch, đường sắt quốc gia trục Đông - Tây hiện có hai tuyến chính kết nối với thủ đô là Hà Nội - Hải Phòng và Hà Nội - Lào Cai. Trong đó, trục đường sắt Đông - Tây nối khu vực cảng biển phía Đông tại Hải Phòng lên vùng Tây Bắc (Yên Bái - Lào Cai) chiếm gần 50% khối lượng vận tải cả hành khách và hàng hóa của hệ thống đường sắt quốc gia.

Việc nghiên cứu lập Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, giai đoạn phát triển đến 2030 và tầm nhìn 2050 là cơ sở để quản lý hành lang đường sắt, xây dựng kế hoạch phát triển, huy động, bố trí nguồn lực đầu tư các dự án giao thông đường sắt; qua đó đáp ứng nhu cầu vận tải.

Từ đây, tư vấn đề xuất nghiên cứu tuyến đường sắt mới Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh khổ tiêu chuẩn 1.435mm tiên tiến, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu vận tải thời kỳ 2030, tầm nhìn đến 2050; phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương dọc hành lang tuyến.

Cụ thể, tổng chiều dài toàn tuyến hơn 441km, vận tốc thiết kế tối đa 160km/h. Hướng tuyến đi qua các tỉnh/thành phố: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Toàn tuyến từ Lào Cai đến Quảng Ninh có 41 ga. Trong đó, 5 ga lập tàu gồm: Lào Cai, Yên Thường, Nam Hải Phòng, Hạ Long và Cái Lân. Ga Lào Cai còn đảm nhận là ga giao tiếp liên vận quốc tế, ga Hạ Long chỉ lập tàu khách, ga Cái Lân và ga Yên Thường chỉ lập tàu hàng.

10 ga trung gian phục vụ cả hành khách và hàng hóa gồm: Yên Bái, Phú Thọ, Việt Trì, Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên, Tam Hợp, Bắc Hồng, Đông Anh, Lạc Đạo, Hải Dương.

5 ga trên cảng biển gồm: Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn, Nam Đình Vũ, Đình Vũ.

Ga dọc đường nhường tránh tàu gồm 22 ga: Thái Niên (mới), Sơn Hà, Cam Cọn, Bảo Hà (mới), Châu Quế Thượng, Đông An, Tân Hợp, Yên Hợp, Y Can, Lệnh Khánh, Hạ Hòa (mới), Thanh Ba, Tiên Lữ, Thạch Lỗi, Trung Màu, Lương Tài, Bình Giang, Tứ Kỳ, Tân Viên, Phong Hải, Quảng Yên, Minh Khai.

Cũng theo tư vấn, tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh bao gồm toàn bộ tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và một đoạn tuyến từ Hải Phòng đến Hạ Long của tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh theo Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Do vậy, tư vấn đề xuất phương án tổ chức khai thác vận tải: Tàu chạy từ ga Lào Cai là điểm đầu, qua Hà Nội, Hải Phòng và điểm cuối là ga Hạ Long (cho tàu khách), ga Cái Lân (cho tàu hàng) trên địa phận của tỉnh Quảng Ninh. Đoạn từ Nam Hải Phòng đi cảng Đình Vũ, Lạch Huyện, Đồ Sơn sẽ chạy tàu theo phương thức đường nhánh.

*** Đoạn đường sắt qua địa phận tỉnh Yên Bái có chiều dài 85,84km, gồm 10 ga trên địa bàn huyện Trấn Yên, Văn Yên và thành phố Yên Bái.

Ga Yên Bái sẽ nằm trong 10 ga trung gian. Ga dọc đường nhường tránh tàu gồm Châu Quế Thượng, Đông An, Tân Hợp, Yên Hợp, Y Can.

T.T - ANTĐ

Các tin khác

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố cho phép các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách tuyến cố định bằng xe ô tô được phép hoạt động trên đường cao tốc mới đưa vào khai thác.

8 tháng qua, Bộ GTVT đã chỉ đạo các nhà thầu tận dụng tối đa thời gian thời tiết thuận lợi, tăng tốc luỹ tiến sản lượng trên công trường.

Tiến độ giải ngân của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) duy trì ở mức cao hơn bình quân chung cả nước, song để giải ngân hết số vốn còn lại (khoảng 46.000 tỷ đồng) trong 5 tháng cuối năm là thách thức rất lớn đối với ngành giao thông.

Anh Hoàng Huy Tuấn kiểm tra thành phần thức ăn hàng ngày của gà.

Với mong muốn tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng, đồng thời tạo việc làm cho những hộ dân lân cận, anh Hoàng Huy Tuấn, thôn Đồng Lần, xã Cường Thịnh, huyện Trấn Yên đã thành công với mô hình nuôi gà móng cho thu nhập trên 400 triệu đồng mỗi năm.

Nông dân xã An Thịnh, huyện Văn Yên đưa cơ giới hóa vào sản xuất để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa mùa.

Hiện nay, diện tích lúa mùa trà sớm các xã vùng thấp của huyện Văn Yên đã chín. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân tập trung đẩy nhanh tiến độ thu hoạch với phương châm “Xanh nhà hơn già đồng” để dành đất làm vụ đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục