Chính phủ đề xuất giao UBND cấp tỉnh làm chủ đầu tư đường quốc lộ, cao tốc đi qua địa phương

  • Cập nhật: Thứ bảy, 28/10/2023 | 10:25:06 AM

Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao UBND cấp tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua địa phương mình…

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình


Chiều 27-10, Quốc hội thảo luận về Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ. Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết này.

Tờ trình nêu rõ, dự thảo Nghị quyết gồm 10 Điều với nội dung chính gồm 05 nhóm chính sách. Cụ thể:

Chính sách 1 về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án PPP: Đối với các dự án giao thông đường bộ, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư không quá 70% tổng mức đầu tư của dự án.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, theo quy định hiện hành, tỷ lệ vốn nhà nước tham gia vào các dự án PPP không quá 50% tổng mức đầu tư dự án. Tuy nhiên thực tế hiện nay, một số dự án giao thông đường bộ có tổng mức đầu tư lớn, trong khi nhu cầu vận tải chưa cao nên cần có sự tham gia vốn nhà nước nhiều hơn để đảm bảo tính khả thi khi kêu gọi đầu tư theo phương thức PPP.

Chính sách số 2 về thẩm quyền thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua các địa phương: Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định giao UBND cấp tỉnh có khả năng bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách địa phương (bao gồm cả vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương nếu có) làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án đường quốc lộ, đường cao tốc đi qua địa phương mình.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, quy định hiện hành không cho phép địa phương là cơ quan chủ quản, sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư các dự án đầu tư quốc lộ, cao tốc thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương.

Vì vậy, việc đề xuất chính sách này nhằm phát huy được tối đa các tiềm năng, lợi thế của địa phương, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách và trách nhiệm của người đứng đầu địa phương. Chính sách này áp dụng cho 07 dự án thuộc địa bàn các tỉnh Sơn La, Ninh Bình, Hậu Giang, Cần Thơ, Khánh Hòa, Bình Phước.

Chính sách số 3 về các dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương: Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định giao một UBND tỉnh làm cơ quan chủ quản thực hiện đầu tư dự án giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và sử dụng ngân sách địa phương này hỗ trợ vốn đầu tư cho địa phương khác để đầu tư thực hiện dự án.

Chính sách này áp dụng cho 10 dự án thuộc địa bàn các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Hải Dương, Đà Nẵng, Quảng Nam, Vĩnh Long, Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng, Hậu Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đồng Tháp.

Chính sách 4 về cơ chế đặc thù trong khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường: Nhà đầu tư, Nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án hạ tầng giao thông đường bộ.

Chính sách số 5 về cơ chế đặc thù áp dụng đối với các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022...

Những cơ chế đặc thù được đề xuất, Chính phủ kiến nghị cho áp dụng tới hết năm 2025. Mỗi cơ chế sẽ "đính kèm" danh mục dự án cụ thể được áp dụng tại các địa phương.

Thẩm tra các nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, nhiều ý kiến trong Ủy ban Kinh tế tán thành với sự cần thiết ban hành Nghị quyết. Tuy nhiên, có ý kiến không tán thành với các đề xuất của Chính phủ do việc triển khai một số cơ chế, chính sách chưa rõ về kết quả tích cực nhưng có thể dẫn đến hệ lụy tiêu cực.

Vì vậy, đề nghị bổ sung đánh giá kỹ lưỡng, đầy đủ, cụ thể hơn về tác động của các chính sách, làm rõ hơn đối với tác động đến thu, chi ngân sách nhà nước và nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách.

(Theo ANTĐ)

Các tin khác
Bamboo Airways duy trì ổn định hoạt động khai thác các đường bay trục kết nối trung tâm lớn và điều chỉnh một số đường bay quốc tế.

Nhiều đường bay quốc tế của Hãng hàng không Bamboo Airways sắp tới sẽ tạm dừng khai thác để đảm bảo tập trung nguồn lực, ưu tiên tính hiệu quả trong vận hành. Phía hãng cam kết đảm bảo tối đa quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng trong mọi trường hợp.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 173/NQ-CP ngày 27/10/2023 về việc phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Sau khi được mở cửa chính ngạch, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc tăng mạnh.

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan vừa công bố cho thấy, trong nửa đầu tháng 10, xuất khẩu rau quả của Việt Nam thu về gần 350 triệu USD, qua đó nâng kim ngạch từ đầu năm đến 15/10 lên 4,56 tỷ USD, tăng trưởng tới 75,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức kỷ lục chưa từng có của rau quả Việt Nam.

Tại Hội nghị xúc tiến, kết nối đầu tư với các doanh nghiệp Hàn Quốc do UBND tỉnh Yên Bái phối hợp với Ban Quản lý Khu Kinh tế Hải Phòng tổ chức chiều nay – 27/10, đã có rất nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư Hàn Quốc chia sẻ, trao đổi, về giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến, thu hút đầu tư, qua đó đề xuất những giải pháp tâm huyết nhằm giúp tỉnh Yên Bái đẩy mạnh xúc tiến đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian tới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục