Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh và Phu nhân, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ Khayangaa Bolorchuluun đã ký kết “Bản ghi nhớ về thương mại gạo bền vững”.
|
|
Bản ghi nhớ được ký kết nhằm thiết lập cơ chế hợp tác toàn diện đảm bảo nguồn cung lương thực và ổn định thị trường gạo ở cả hai nước. Bản ghi nhớ có ý nghĩa quan trọng triển khai nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ nhằm thúc đẩy và đa dạng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam, đồng thời góp phần củng cố và phát triển quan hệ thương mại song phương Việt Nam – Mông Cổ.
Bản ghi nhớ về thương mại gạo bền vững giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ là cơ sở quan trọng thiết lập cơ chế để hai bên thường xuyên trao đổi, hợp tác, một mặt tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại gạo giữa Việt Nam và Mông Cổ; đồng thời tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hai bên trong quá trình giao dịch, xuất nhập khẩu gạo.
Theo thỏa thuận, Bộ Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ định kỳ hàng năm sẽ rà soát, đưa ra nhu cầu nhập khẩu gạo của năm tiếp theo. Trên cơ sở đó, Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ kết nối với khu vực tư nhân để xuất khẩu gạo theo nhu cầu của phía Mông Cổ.
Hai Bên cũng sẽ thường xuyên tổ chức các chương trình trao đổi, kết nối giao thương giữa các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu gạo của hai Bên để triển khai Bản ghi nhớ nói chung cũng như thúc đẩy trao đổi thương mại gạo giữa các doanh nghiệp hai nước nói riêng.
Mông Cổ là đối tác kinh tế - thương mại từ rất sớm của Việt Nam trong khu vực châu Á và trên thế giới. Hiệp định thương mại đầu tiên giữa Việt Nam và Mông Cổ được ký vào năm 1958.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 11 của Mông Cổ, tổng giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với Mông Cổ năm 2022 tăng trưởng 6,5% (đạt 85,4 triệu USD) so với năm 2021.
(Theo ANTĐ)
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 của Yên Bái ước tăng 13,7% so với cùng kỳ, là chỉ số tăng cao nhất so với cùng kỳ trong vòng 3 năm 2021 - 2023.
Thảo luận tại hội trường về đầu tư công, thực hiện ngân sách nhà nước…, nhiều đại biểu Quốc hội nêu kiến nghị để khơi thông nguồn lực, tháo gỡ bất cập, trong đó có việc thu thuế VAT.
Đến nay, toàn huyện Lục Yên có 913,07 km được kiên cố hóa/tổng số 1.118,37 km đường giao thông nông thôn, đạt 81,64%.
Năm 2023, Ban Quản lý Dự án (BQLDA) Đầu tư xây dựng huyện Mù Cang Chải được giao quản lý và thực hiện đầu tư xây dựng 48 công trình; trong đó, có 43 công trình chuyển tiếp và 5 công trình khởi công mới với mức đầu tư trên 145,7 tỷ đồng.