27 tỉnh, thành xin trả lại hơn 5.500 tỷ đồng vốn vay

  • Cập nhật: Thứ hai, 6/11/2023 | 7:41:56 AM

Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết, đến hết tháng 8 năm nay có 27 địa phương đề nghị giảm dự toán vay với tổng số vốn hơn 5.500 tỷ đồng.

Cả nước có 27 địa phương đề nghị giảm dự toán vay với tổng số vốn hơn 5.500 tỷ đồng. (Ảnh minh họa)
Cả nước có 27 địa phương đề nghị giảm dự toán vay với tổng số vốn hơn 5.500 tỷ đồng. (Ảnh minh họa)

27 địa phương vừa xin trả hơn 5.500 tỷ đồng vốn vay lại từ nguồn vay nước ngoài năm nay. Nguyên nhân là do dự án chưa hoàn thành thủ tục đầu tư, gặp các vướng mắc như giải phóng mặt bằng, đấu thầu; khi dự án không giải ngân được hết kế hoạch vốn, địa phương đề nghị giảm vốn vay lại.

Các địa phương trả lại vốn vay gồm: An Giang, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Dương, Bình Thuận, Cà Mau, Cần Thơ, Đắk Lắk, Khánh Hòa, Kon Tum, Lai Châu, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Lào Cai, Ninh Bình, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, TPHCM, Thanh Hóa, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, Tây Ninh, Tiền Giang.

Nguyên nhân đề nghị giảm kế hoạch vốn vay lại do dự án chưa hoàn thành thủ tục đầu tư; gặp vướng mắc như giải phóng mặt bằng, đấu thầu. Khi dự án không giải ngân được hết kế hoạch vốn, địa phương đề nghị giảm vốn vay lại.

Ở chiều ngược lại, có 6 địa phương xin tăng thêm vốn vay với tổng số tiền gần 350 tỷ đồng, gồm: Bình Định, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ.

Theo kế hoạch được Chính phủ phê duyệt năm nay, địa phương vay từ nguồn vay lại vốn nước ngoài của Chính phủ và các nguồn vay khác là 27.200 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các địa phương phải trả nợ gần 5.000 tỷ đồng, trong đó tiền gốc 2.800 tỷ đồng và tiền lãi gần 2.200 tỷ đồng.

Theo lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, việc bộ, ngành, địa phương trả lại vốn ODA chỉ là trả vốn kế hoạch, không phải trả tiền. Quy định của Luật Đầu tư công, dự án muốn được giải ngân phải có trong hạn mức kế hoạch được giao.

"Về bản chất, tất cả vốn ODA đều dành cho từng dự án cụ thể, giải ngân theo tiến độ thực tế, không thể sử dụng tiền vay dự án A cho dự án B. Việc trả lại hay điều chuyển kế hoạch vốn chỉ thực hiện trên thủ tục trong nước, không ảnh hưởng tới hiệp định vay, vốn vay cho từng dự án. Dự án chỉ bị ảnh hưởng nếu không kịp tiến độ dẫn tới hết hạn giải ngân, phải đàm phán gia hạn hiệp định vay hoặc hủy vốn”, lãnh đạo Cục Tài chính đối ngoại nói.

Lãnh đạo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho biết, việc trả lại kế hoạch vốn vay cũng không ảnh hưởng tới nợ công. Nợ công chỉ tính khi giải ngân cho dự án, bên cho vay thông báo chuyển tiền và ghi nhận nợ của Chính phủ.

YBĐT (Theo TPO)

Các tin khác
Nông dân huyện Trạm Tấu nuôi nhốt và bổ sung thức ăn cho trâu, bò trong những ngày giá rét.

Theo dự báo, mùa đông năm nay sẽ xuất hiện nhiều đợt rét đậm, rét hại, nhất là tại các địa phương vùng cao. Để chủ động phòng chống đói, rét cho đàn gia súc, huyện Trạm Tấu đã chỉ đạo các xã tập trung tuyên truyền về phòng, chống đói, rét, dịch bệnh cho gia súc nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất cho người chăn nuôi.

Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường châu Âu tại Công ty cổ phần May Sơn Hà (thị xã Sơn Tây). Ảnh: Nguyễn Quang

Doanh nghiệp Việt đã và đang nhắm tới thị trường Liên minh châu Âu (EU). Trao đổi thương mại hai bên càng sôi động hơn trong 3 năm qua từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được thực thi.

Ảnh minh họa. (Nguồn: Tin nhanh chứng khoán)

Bộ Công Thương với tỷ lệ nắm giữ 88,47% vốn tại VEAM Corp, dự kiến sẽ nhận hơn 4.900 tỷ đồng cổ tức từ đợt chia cổ tức này.

Giá vàng trong nước bị

Sáng 4/11, giá vàng trong nước tiếp đà giảm. Chỉ sau 2 phiên giao dịch, giá vàng trong nước giảm tới nửa triệu đồng mỗi lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục