Kết luận của Thường trực Chính phủ về các giải pháp đảm bảo cung ứng điện 2024

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/11/2023 | 7:47:56 AM

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ về các giải pháp đảm bảo cung ứng điện năm 2024. Cuộc họp về nội dung này được diễn ra vào cuối tuần trước (28/10) dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Theo kịch bản xây dựng của Bộ Công Thương và EVN báo cáo, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 ở mức 6,0-6,5%, trong khi điều kiện tổng nguồn chỉ có từ 50.000 MW đến tối đa là 52.000MW. 

Để thực hiện được kịch bản này, Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương, Uỷ ban Quản lý vốn và EVN cùng các cơ quan liên quan phải chủ động trong việc bố trí nguồn vốn thực hiện, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, phân công thực hiện kịch bản đã đề ra bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân các tháng cuối năm 2023 và năm 2024 và có thể tính toán cao hơn khi có điều kiện cho phép tăng trưởng cao hơn.

Trong đó, các giải pháp tập trung về cả nguồn điện, truyền tải điện và tiêu thụ, tiết kiệm điện, giá điện. Cụ thể, về nguồn điện có các giải pháp bảo đảm nguồn than cho các nhà máy nhiệt điện, vận hành tối đa công suất các nhà máy nhiệt điện.

Điều hành linh hoạt tích giữ, sử dụng nước phù hợp với tình hình thực tế trên nguyên tắc chủ động xây dựng kế hoạch tích nước sớm các hồ thủy điện.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc xác định giá điện đối với các dự án điện gió, điện mặt trời đã hoàn thành nhưng chưa được ký hợp đồng mua bán điện để tận dụng khai thác tối đa các nguồn điện có sẵn, tránh lãng phí.

Ngoài ra, EVN chủ trì cùng PVN, TKV và các cơ quan liên quan tính toán, cân đối sử dụng tối đa các nguồn điện trong nước, trường hợp cần thiết có thể tính toán phương án mua điện trực tiếp từ Lào, Trung Quốc nhưng phải chủ động sớm dự báo chính xác. 

Thường trực Chính phủ cũng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, triển khai các dự án truyền tải theo quy hoạch để nâng cao năng lực của hệ thống truyền tải điện quốc gia, kịp thời ứng phó trong mọi tình huống cung ứng điện. Quyết liệt hoàn thành đường tải điện mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối trước tháng 6/2024. 

Với vấn đề giá điện, Thường trực Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 cho phù hợp với tình hình thực tế. Đồng thời, sửa đổi Quyết định 24 rên cơ sở đánh giá đầy đủ tác động, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn, mục tiêu kiểm soát lạm phát, thúc đẩy phục hồi, tăng trưởng kinh tế; nghiên cứu có chính sách, giải pháp phù hợp hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách và các đối tượng yếu thế. 

Về các vấn đề khác, Thường trực Chính phủ cũng chỉ đạo khẩn trương kiện toàn Ban lãnh đạo EVN trước ngày 15/11 (gồm Hội đồng Quản trị, Ban Tổng giám đốc) theo thẩm quyền của các cơ quan liên quan; đảm bảo lựa chọn công khai, dân chủ, khách quan theo các quy định của Đảng và pháp luật nhà nước. Nghiêm cấm việc chạy chức, chạy quyền, vận động thiếu trong sáng... 

EVN chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan tiếp thu các chỉ đạo của Thường trực Chính phủ nêu trên, hoàn thiện Kế hoạch cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo bảo đảm vận hành đồng bộ, hiệu quả, tuyệt đối không để thiếu điện trong mọi trường hợp, trình Bộ Công Thương, UBQLV theo thẩm quyền và phê duyệt, hoàn thành trong tháng 11/2023.

(Theo VOV)

Các tin khác
Giá vàng nhẫn tăng vượt mốc 60 triệu/lượng, cao nhất trong lịch sử.

Giá vàng thế giới hôm nay (8/11) chịu áp lực đi xuống khi nhu cầu trú ẩn an toàn suy yếu cộng với kỳ vọng lãi suất. Trong nước, giá vàng nhẫn tăng vượt mốc 60 triệu/lượng, cao nhất trong lịch sử. So với đầu năm nay, vàng nhẫn tăng mạnh hơn 4 triệu đồng/lượng, cao gấp đôi so với mức tăng của vàng miếng SJC là hơn 2 triệu đồng/lượng.

Lãnh đạo huyện Văn Yên và người dân thăm quan gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP từ quế.

Xác định xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP là chương trình kinh tế quan trọng, những năm qua, huyện Văn Yên đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ, giải pháp xây dựng các sản phẩm chủ lực, tiềm năng thế mạnh của địa phương, nhất là việc bảo tồn, phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn.

Tiểu vùng 3 - vùng Đông Bắc hồ Thác Bà được định hướng phát triển lâm nghiệp, kinh tế đồi rừng.

Căn cứ vào đặc điểm điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế và các định hướng phát triển của tỉnh Yên Bái, huyện Yên Bình sẽ phát triển theo Mô hình 2-3-4, bao gồm: 2 cánh (Đông-Tây), 3 hành lang, 4 tiểu vùng (4 trung tâm, 1 trung tâm chính + 3 trung tâm hỗ trợ).

Ông Bùi Anh Tuấn ở thôn Làng Ngần, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình chăm sóc đàn lợn đến kỳ xuất bán.

Còn hơn 3 tháng nữa là đến tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Thời điểm hiện tại, người chăn nuôi lợn đã và đang tái đàn để cung ứng nguồn thực phẩm cho thị trường tiêu dùng cuối năm. Tuy nhiên, từ giữa tháng 9 đến nay, giá lợn hơi liên tiếp giảm và hiện tại còn 50.000 đồng - 52.000 đồng/kg khiến không ít hộ chăn nuôi có tâm lý e ngại tái đàn. Ngành nông nghiệp đã yêu cầu các cơ quan chức năng và địa phương triển khai những giải pháp cân đối cung cầu, góp phần ổn định giá cả thị trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục