Yên Bái đảm bảo hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán

  • Cập nhật: Thứ tư, 3/1/2024 | 7:26:15 AM

YênBái - Để bảo đảm cung ứng các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Sở Công Thương Yên Bái đã có văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối chủ động phương án chuẩn bị nguồn hàng thiết yếu. Phóng viên Báo Yên Bái đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Sở Công thương xung quanh vấn đề này.

Hàng hóa bày bán ở siêu thị Vincom Yên Bái và Winmart+ trên địa bàn thành phố Yên Bái.
Hàng hóa bày bán ở siêu thị Vincom Yên Bái và Winmart+ trên địa bàn thành phố Yên Bái.

P.V: Xin ông cho biết tình hình chuẩn bị hàng hóa phục vụ người dân, đáp ứng nhu cầu mua sắm cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024? 

Ông Nguyễn Đình Chiến: Ngay sau khi nhận được Chỉ thị số 13/CT-BCT ngày 30/10/2023 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 và Chỉ thị số 14/CT-UBND tỉnh Yên Bái trong đó có giao nhiệm vụ cho Sở Công Thương thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán, Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 2856/KH-SCT ngày 01/12/2023 về việc khảo sát nắm bắt tình hình dự trữ, đảm bảo cung cầu hàng hóa bình ổn thị trường trong các tháng cuối năm 2023 trên địa bàn tỉnh.

Sở đồng thời có Công văn số 3059/SCT-QLTM ngày 15/12/2023 về bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố; Cục Quản lý thị trường tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh để phối hợp kiểm soát tốt thị trường hàng hóa phục vụ nhu cầu của người dân dịp cuối năm, bình ổn giá cả hàng hóa, không để xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa, găm hàng tăng giá nhằm góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội của Chính phủ. 

Sở Công Thương sẽ thành lập các tổ khảo sát đi các tuyến huyện, xã, làm việc với các phòng kinh tế/ kinh tế-hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố nhằm nắm tình hình và đánh giá thị trường cung cầu, chú trọng nắm tình hình đến các tuyến chợ nông thôn, vùng cao để đánh giá, khảo sát giá cả, nguồn hàng, chất lượng hàng hoá… sẵn sàng ứng phó với những biến động bất thường của thị trường dịp tết, trọng tâm là mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng công nghệ phẩm để đánh giá chất lượng công tác tổ chức phân phối bán hàng của các doanh nghiệp, cơ sở bán lẻ hàng hóa, tình hình mua sắm của nhân dân, sức mua trên thị trường.


Đánh giá đến thời điểm hiện tại, thị trường cung cầu các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đã chủ động kế hoạch nguồn hàng, tổ chức tốt việc lưu thông và phân phối đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân về lượng, phong phú về chủng loại với chất lượng đảm bảo và bao bì, mẫu mã đẹp, lịch sự, giá cả hợp lý, tập trung vào một số mặt hàng sản xuất trong nước có chất lượng để tham gia vào thị trường như: bánh mứt kẹo, nước giải khát, thực phẩm tươi sống, thực phẩm chế biến sẵn... 

Qua nắm tình hình từ các đơn vị kinh doanh thương mại, giá trị hàng hóa năm nay nhập vào địa bàn ước tính khoảng 150 tỷ đồng. Dự báo, nhu cầu tiêu dùng vào dịp Tết Nguyên đán 2024 của người dân tăng khoảng 10-15% so với ngày thường. Các doanh nghiệp phân phối thiết yếu đã chủ động nắm bắt tình hình thị trường, dự báo khả năng tiêu dùng của người dân và đã có phương án nhập hàng hóa bảo đảm nguồn cung với giá hợp lý, chất lượng đảm bảo.

P.V: Xin ông cho biết giải pháp để ổn định nguồn cung cũng như quản lý tốt giá cả hàng hóa trên địa bàn dịp Tết?

Ông Nguyễn Đình Chiến: Để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa dịp cuối năm 2023 và dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Sở Công Thương đã gửi văn bản chỉ đạo các doanh nghiệp phân phối chủ động phương án chuẩn bị nguồn hàng thực phẩm thiết yếu cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, chủ động phương án hoặc đề xuất phương án để bảo đảm nguồn cung, ổn định thị trường.

Cùng với việc cung ứng đủ hàng hóa, việc bình ổn giá những mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm và xăng dầu cũng được các doanh nghiệp chú trọng.

Sở Công Thương chủ động phối hợp với các sở, ngành, doanh nghiệp liên quan để theo sát diễn biến thị trường, nhất là mặt hàng thịt lợn, lương thực, thực phẩm thiết yếu, qua đó để đề xuất phương án bảo đảm đủ nguồn hàng, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá. 

Tăng cường xử lý vi phạm, phối hợp với Cục Quản lý thị trường tại địa phương tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật. 

Tiếp tục tuyên truyền hưởng ứng Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tới các nhà phân phối và mở rộng, phát triển hệ thống phân phối hàng tiêu dùng của Việt Nam cùng nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá hàng hóa hấp dẫn; tổ chức tốt hệ thống phân phối, nhất là ở các khu vực nông thôn, các xã miền núi, khu công nghiệp… đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhân dân.

P.V: Tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng dịp cuối năm diễn ra phức tạp và khó kiểm soát. Ngành công thương đã có biện pháp gì để khắc phục vấn đề này? 

Ông Nguyễn Đình Chiến: Sở Công Thương thường xuyên chỉ đạo các phòng, đơn vị trực thuộc chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện kịp thời, nghiêm túc, hiệu quả công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực kinh doanh thương mại - dịch vụ, tập trung vào các nhóm hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng, phòng chống thiên tai, các mặt hàng kinh doanh có điều kiện...; đồng thời cử cán bộ tham gia Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và đảm bảo an toàn thực phẩm dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 theo Quyết định số 2562/QĐ-UBND ngày 28/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh. 

Tăng cường công tác tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong sản xuất kinh doanh hàng hóa góp phần phòng ngừa các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, nhất là hoạt động kinh doanh xăng dầu, nhằm giữ ổn định nguồn cung xăng dầu trên địa bàn tỉnh phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và tiêu dùng của nhân dân.

P.V: Về mặt hàng xăng dầu, ngành đã có những tham mưu gì cụ thể nhằm bảo đảm cung ứng xăng dầu trên thị trường, góp phần kiểm soát lạm phát chung theo mục tiêu của Chính phủ?

Ông Nguyễn Đình Chiến: Thực hiện Công điện số 1437/CĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung thực hiện các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn xăng dầu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu phục vụ nhu cầu tăng cao dịp cuối năm và dịp Tết, Sở Công thương chủ động báo cáo Bộ Công Thương và UBND tỉnh để chỉ đạo tập trung vào những vấn đề chính như: rà soát kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định bất cập, chưa sát thực tiễn trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Bên cạnh đó, Sở thường xuyên tuyên truyền và phổ biến các chính sách, pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh xăng dầu; triển khai tới các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu chủ động có phương án bảo đảm nguồn cung, giám sát việc bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống phân phối, đảm bảo việc bán hàng không bị gián đoạn. 

Vận động các cửa hàng bán lẻ xăng dầu duy trì bán hàng, bảo đảm thời gian bán hàng theo đăng ký với Sở Công Thương nhằm duy trì phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của doanh nghiệp và người dân. 

Thời gian tới, dự báo nhu cầu tiêu thụ xăng dầu thế giới và trong nước tiếp tục gặp khó khăn, để đảm bảo thị trường xăng dầu ổn định, góp phần kiểm soát lạm phát, Sở Công Thương sẽ tập trung triển khai thực hiện nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu sau:

Ban hành văn bản gửi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh, bảo đảm đủ nguồn hàng đáp ứng yêu cầu của thị trường.
 
Yêu cầu các doanh nghiệp bố trí đủ nhân lực, duy trì việc bán hàng đúng quy định về thời gian; tổ chức trực hoặc tăng ca để duy trì hoạt động bán hàng thường xuyên, liên tục cho thị trường, nhất là trước và trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. 

Phối hợp với Cục quản lý thị trường và các cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.

P.V: Xin cảm ơn ông!

Thủy Thanh (thực hiện)

Tags Yên Bái hàng hóa thị trường Tết Nguyên đán thương mại

Các tin khác
Lãnh đạo huyện Văn Chấn cùng lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh kiểm tra mô hình trồng na dai Thái Lan tại xã Suối Bu.

Huyện Văn Chấn có 15 xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống.Việc thực hiện các đề án hỗ trợ nông lâm nghiệp đã thay đổi tư duy, tập quán canh tác của người dân, góp phần mở rộng diện tích, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng ở vùng cao, tạo sinh kế cho đồng bào DTTS.

Lãnh đạo xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên trao đổi với người dân thôn Khe Sán về phát triển quế hữu cơ.

Với mục tiêu nâng cao giá trị, thương hiệu cây quế, thời gian qua, huyện Văn Yên đã tập trung chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp với các địa phương vận động nhân dân tập trung phát triển, mở rộng vùng quế hữu cơ để mở ra nhiều cơ hội để sản phẩm quế vươn xa hơn ra thị trường quốc tế.

Sáng nay (2/1), giá vàng trong nước giao dịch quanh mốc 74 triệu đồng/lượng, trong bối cảnh giá vàng thế giới tăng nhẹ.

Chăm sóc đàn lợn tại Hợp tác xã Hoàng Long (huyện Thanh Oai, Hà Nội).

Sắp đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, hiện các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông hộ cả nước đang tập trung sản xuất để có nhiều sản phẩm chăn nuôi phục vụ nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân trong dịp này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục