Xà Hồ làm gì để xoá đói giảm nghèo?

  • Cập nhật: Thứ hai, 14/5/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cánh đồng Tà Ghênh ở xã Xà Hồ, rộng trên 50 ha rất phì nhiêu. Cách đây vài ba năm, lực lượng quân đội, các tổ chức đoàn thể, ngành nông nghiệp huyện đã cử biết bao nhiêu lượt cán bộ lên đây cùng làm và hướng dẫn người dân gieo cấy vụ lúa đông xuân, cái vụ lúa mà theo người Mông là không thể gieo cấy được!

Nhưng chỉ sau một hai vụ cây lúa chiêm xuân đã bén rễ ở cánh đồng này và cho năng suất 45 tạ/ha, nhiều thửa ruộng đã đạt 50 tạ/ha. Tưởng rằng tăng vụ thì cái đói cái nghèo sẽ dần khép lại, nhưng sự thực dân Xà Hồ vẫn đói, nghèo!

Vào một ngày mưa đầu mùa hè, chúng tôi cùng đoàn cán bộ của tỉnh về xã Xà Hồ, vừa đi hết đoạn đường bê tông nơi tiếp giáp giữa xã Hát Lừu với Xà Hồ, cánh đồng Tà Ghênh hiện ra trước mắt. Cả cánh đồng đã được cấy hết lúa chiêm xuân. Ở vùng thấp mùa này nhiều nơi thiếu nước trầm trọng, song ở Tà Ghênh nước chảy vào ruộng thì thừa thãi.

Nếu đứng từ trên cao nhìn xuống thấy màu xanh trải rộng như vậy, ai cũng nghĩ một vụ lúa phát triển tốt, nhưng khi đến gần mới thấy buồn làm sao, khi lúa đang kỳ con gái mà cứ như là những cây mạ vì lá thì khô vàng, đòng nhỏ và ngắn cun củn. Một vị lãnh đạo của ngành nông nghiệp cũng phải thốt lên: "Gieo cấy mà không chăm bón, đầu tư thế này thì làm sao có năng suất, có mùa vụ bội thu?".

Ông Giàng A Sinh - Bí thư Đảng uỷ xã cho biết, toàn xã có 362 hộ dân thì có tới 139 hộ với 807 nhân khẩu cần được cứu đói giáp hạt, tỷ lệ hộ nghèo đói toàn xã trên 50%. Không chỉ có số hộ đói nghèo cao mà cung cách làm ăn, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp rất lạc hậu, manh mún thiếu tính bền vững. Người dân vẫn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự trợ giúp của nhà nước. Đảng bộ, chính quyền lẫn người dân vẫn loay hoay chưa biết trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả.

Con số gần 200 hộ đói nghèo trong đó có 139 hộ cần được cứu đói lúc giáp hạt cũng đã nói lên phần nào những vấn đề bất cập trong chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi ở đây. Đành rằng có lý cho là sự khó khăn của cơ sở vật chất vùng cao, vùng đồng bào dân tộc, trình độ dân trí, trình độ sản xuất, song có thể thấy sự điều hành lãnh đạo, chỉ đạo của huyện, xã vẫn chưa đáp ứng được tình hình thực tế.

 Đất đai thì nhiều và theo số liệu của xã thì riêng vụ đông xuân này toàn xã gieo cấy 97 ha lúa nước, 113 ha ngô, 22 ha đậu tương và cả năm diện tích gieo trồng cây nông nghiệp cũng đạt 600 ha, với diện tích này chia đều cho các hộ dân bình quân mỗi hộ có gần 2 ha sản xuất nông nghiệp. Như vậy, chỉ cần năng suất đạt 2 tấn/ha thì mỗi hộ cũng có 4 tấn lương thực/năm, làm sao đói được? Đấy là không kể đầu tư thâm canh tốt năng suất còn đạt gấp đôi, gấp ba.

Lý giải vấn đề này, ông Bí thư Đảng uỷ xã nói: "Tính bình quân là vậy, nhưng ở đây đang tồn tại tình trạng bao chiếm đất đai, có nhà có 5-7 ha sản xuất nhưng có nhà lại chưa đầy 1 ha, trình độ thâm canh thấp, bà con làm chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và phó mặc cho ông trời! Những hộ đói là những hộ lười lao động, có người nghiện hút (toàn xã có 50 người nghiện), tư duy sản xuất lạc hậu, không biết đưa những sản phẩm của mình thành hàng hoá. Nếu tính bình quân số gia súc ( trâu, bò, ngựa) mỗi hộ có 3 con, nhiều gia đình có vài chục con trâu bò, song họ cứ nuôi để đấy, không có bán mua gì. Có hộ nghèo khi được Nhà nước cấp bò cho họ không chịu nuôi mà bán luôn lấy tiền mua xe máy như hộ Giàng A Khua, Sùng A Lẩu bản Tà Đăng…". 

Vậy, phải làm gì để xoá đói giảm nghèo? Một câu hỏi mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây vẫn chưa tìm ra được lời giải hữu hiệu. Có lẽ việc trước tiên là huyện Trạm Tấu và xã Xà Hồ phải đảm bảo được an ninh lương thực tại chỗ. Mà muốn làm được thì phải thay đổi cách nghĩ, cách làm và nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân. Làm sao để người dân hiểu được và đầu tư thâm canh tạo năng suất cao, xoá đói, giảm nghèo cho chính gia đình mình bằng sự nỗ lực vươn lên với tinh thần tự lực cánh sinh.

Trên 113 ha lúa ruộng, nếu áp dụng tốt lịch thời vụ, đầu tư thâm canh đạt năng suất 45 tạ/ha cũng đã giải quyết cơ bản về vấn đề lương thực. Chăn nuôi trâu, bò theo phương pháp truyền thống và bán chăn thả rất phù hợp với trình độ của bà con và cố gắng biến sản phẩm chăn nuôi trở thành hàng hoá. Bởi vì có buôn bán, có trao đổi thì mới có phát triển kinh tế.

Chuyện như bịa nhưng lại có thật ở vùng cao này có nhà nuôi đến 20 con trâu, chục con bò mà nhà vẫn đói, vẫn nghèo, nếu tính tài sản cũng có đến 120-150 triệu đồng. Nhưng số trâu, bò này họ cứ nuôi mà không bán và nuôi đến già chết thì mổ, có hộ còn không kiểm soát được mình nuôi bao nhiêu con trâu, bò, dê nữa thì thử hỏi làm ăn kinh tế ở đâu?  Việc khắc phục những hạn chế đó, đương nhiên trách nhiệm thuộc về các cấp, các ngành và trực tiếp là huyện Trạm Tấu.

Thanh Phúc

Các tin khác
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn cùng đoàn công tác thăm Khu nghiên cứu công nghệ lưu trữ năng lượng Komekurayama, tỉnh Yamanashi, Nhật Bản.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, vừa qua, Đoàn công tác của tỉnh Yên Bái do đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm khu nghiên cứu công nghệ lưu trữ năng lượng Komekurayama (tham quan hệ thống P2G) tại tỉnh Yamanashi, Nhật Bản.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.

Lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực Trấn Yên - Văn Yên chỉ rõ những khó khăn trong công tác thu ngân sách của địa phương, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tháng 5 của UBND huyện vừa tổ chức.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm tháng 5 của huyện Trấn Yên là chỉ đạo tập trung tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển quỹ đất phục vụ thu ngân sách năm 2024.

Nếu như năm 1993, tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam chiếm hơn 58% thì đến năm 2021, con số này là 2,23%.

Được ví như “một cuộc cách mạng”, chương trình giảm nghèo của Việt Nam từ nhiều năm qua được các quốc gia và tổ chức quốc tế ghi nhận là điểm sáng và là quốc gia duy nhất ở châu Á thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục