Chủ động phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm

  • Cập nhật: Thứ ba, 22/5/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo dự báo, thời tiết năm nay khắc nghiệt, thay đổi thất thường thuận lợi cho các loại dịch bệnh ở gia súc, gia cầm phát triển như: tụ huyết trùng, bệnh dại, cúm và một số bệnh khác. Đặc biệt ở tỉnh Yên Bái, dịch lở mồm long móng (LMLM) vừa xảy ra ở các huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn và bệnh tụ huyết trùng trâu bò ở huyện Văn Yên rất dễ tái phát.

Do vậy, ngành thú y đã và đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Đến nay trên địa bàn tỉnh đã hoàn thành phun khử trùng tiêu độc vệ sinh chuồng trại phòng chống cúm gia cầm ở 132 xã, 56 chợ. Để phòng ngừa dịch bệnh, ngay từ đầu năm, Chi cục Thú y thực hiện triển khai kế hoạch tiêm phòng đến tất cả các huyện, thị, thành phố. Trong 4 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã tiêm phòng được trên 28 nghìn liều vắc xin các loại cho đàn gia súc, trong đó: vắc xin tụ huyết trùng trâu, bò 61.463 liều, vắc xin tụ huyết trùng lợn 44.878 liều, vắc xin dịch tả lợn 53.785 liều, vắc xin dại 26.825 liều và trên 93 nghìn liều vắc xin LMLM.

Vừa qua, Chi cục Thú y tỉnh đã chuyển 1, 6 triệu vắc xin cúm gia cầm (mũi 1) xuống các huyện để triển khai chiến dịch tiêm phòng cúm gia cầm đợt 1 trên toàn địa bàn tỉnh, dự tính mũi 2 sẽ được tiêm trong tháng 6. Song song với công tác tiêm phòng dịch, Chi cục  Thú y còn tiến hành  kiểm dịch, kiểm soát giết mổ. Chi cục Thú y tỉnh cũng đã tiến hành kiểm dịch vận chuyển được 7.535 con động vật trong đó có 936 con trâu bò, 6.219 con lợn và gần 4 trăm con gà đi Hà Nội, Lào Cai, Sơn La…

Kiểm soát giết mổ tại chợ được trên 20 nghìn con trong đó có 510 con trâu, bò, 16.530 con lợn, trên 3 nghìn con động vật khác. Bên cạnh đó, ngành thú y cũng tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, vận động nhân dân nuôi nhốt gia cầm, không thả rông gia súc, tiêm phòng theo định kỳ và thường xuyên vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại; không giết mổ và ăn thịt các loại gia súc, gia cầm bị bệnh; đối với các hộ chăn nuôi thuỷ cầm, lò ấp trứng phải thực hiện khai báo với UBND xã theo quy định... nhằm nâng cao nhận thức cho người dân trong việc phòng - chống dịch bệnh nhất là một số bệnh nguy hiểm như: cúm, LMLM, bệnh dại…; tăng cường công tác giám sát dịch bệnh đến từng hộ gia đình nhằm phát hiện nhanh, xử lý gọn ổ dịch, không để dịch lây lan; tăng cường các biện pháp an toàn sinh học như: tiêu độc khử trùng khu vực có nguy cơ cao, chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, các chợ nơi kinh doanh buôn bán các loại động vật và sản phẩm động vật. Khi dịch bệnh xảy ra phải chẩn đoán bệnh nhanh, chính xác, lập bản đồ dịch tễ để giám sát chặt chẽ diễn biến của ổ dịch đồng thời có dự kiến phương án thực hiện để công tác dập dịch được hiệu quả nhất.

Tuy vậy, công tác phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm vẫn còn gặp không ít khó khăn. Thực trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, tập quán thả rông trâu bò khó có thể quản lý, kiểm soát được là một trong những nguyên nhân để dịch bệnh phát sinh và lây lan. Nhận thức của một bộ phận người dân về phòng - chống dịch, vệ sinh chăn nuôi còn thấp. Một số hộ dân chưa tự giác, trốn tiêm phòng cho vật nuôi nên kết quả tiêm phòng đạt thấp. Ở các điểm buôn bán giết mổ các sản phẩm gia súc, gia cầm không phải hộ nào cũng đảm bảo vệ sinh, an toàn giết mổ. Một nguyên nhân nữa do lực lượng cán bộ thú y mỏng, địa bàn hoạt động rộng, cán bộ thú y thôn bản chưa nhiệt tình với công việc.

Đây là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng dịch bệnh phát sinh, phát triển. Bà Đỗ Thị Phương- Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh cho biết: "Để chủ động phòng - chống được dịch bệnh cho gia súc, gia cầm thì người chăn nuôi phải chủ động quản lý vật nuôi, đảm bảo vệ sinh phòng bệnh, khử trùng tiêu độc chuồng trại thường xuyên; tự giác tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm hoặc theo các đợt phát động của ngành; theo dõi đàn vật nuôi, khi thấy gia súc, gia cầm chết không rõ nguyên nhân phải báo cáo ngay cho cán bộ thú y nơi gần nhất tránh dịch lây lan. Các hộ giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm phải đảm bảo đầy đủ kiểm dịch, kiểm soát của Nhà nước".

Công tác phòng - chống dịch bệnh gia súc, gia cầm không chỉ của một cấp, một ngành mà của toàn dân, trước hết là các hộ chăn nuôi. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức, kiến thức về dịch bệnh và chủ động phòng - chống dịch bệnh. Phòng - chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm hiệu quả cũng chính là bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân và xã hội.

Hồng Duyên

Các tin khác
Vàng miếng tăng gần 5,5 triệu đồng một lượng trong tuần

Giá vàng miếng tăng cao suốt tuần bỏ xa mức đi lên của vàng nhẫn cũng như thị trường thế giới.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn cùng đoàn công tác thăm Khu nghiên cứu công nghệ lưu trữ năng lượng Komekurayama, tỉnh Yamanashi, Nhật Bản.

Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Nhật Bản, vừa qua, Đoàn công tác của tỉnh Yên Bái do đồng chí Trần Huy Tuấn – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng đoàn đã đến thăm khu nghiên cứu công nghệ lưu trữ năng lượng Komekurayama (tham quan hệ thống P2G) tại tỉnh Yamanashi, Nhật Bản.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng.

Lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực Trấn Yên - Văn Yên chỉ rõ những khó khăn trong công tác thu ngân sách của địa phương, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ tháng 5 của UBND huyện vừa tổ chức.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm tháng 5 của huyện Trấn Yên là chỉ đạo tập trung tháo gỡ khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án phát triển quỹ đất phục vụ thu ngân sách năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục