Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành Chỉ thị về phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Giáp Thìn năm 2024

  • Cập nhật: Thứ ba, 16/1/2024 | 3:30:57 PM

Thời điểm tổ chức phát động "Tết trồng cây” đối với các tỉnh phía Bắc là vào đầu Xuân năm mới, đối với các tỉnh phía Nam là vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ (ngày 19/5) và kéo dài cả năm 2024.

Hưởng ứng Tết trồng cây tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Hưởng ứng Tết trồng cây tại huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Thời điểm tổ chức phát động "Tết trồng cây” đối với các tỉnh phía Bắc là vào đầu Xuân năm mới, đối với các tỉnh phía Nam là vào dịp kỷ niệm sinh nhật Bác Hồ (ngày 19/5) và kéo dài cả năm 2024, phù hợp với mùa vụ trồng cây, trồng rừng của từng địa phương ở từng khu vực.

Để tích cực chuẩn bị tổ chức tốt "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Giáp Thìn năm 2024, đảm bảo thiết thực, hiệu quả; đồng thời tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện Đề án "Trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025," Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức, thiết thực và hiệu quả, nâng cao nhận thức về vai trò, tác dụng, ý nghĩa của việc trồng cây, gây rừng; các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, góp phần bảo vệ bền vững môi trường sinh thái.

Các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch trồng cây, trồng rừng, phát triển rừng, phát triển cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với triển khai kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương, phát triển Kinh tế Xanh, Kinh tế Tuần hoàn và du lịch sinh thái nâng cao giá trị đa dụng của rừng.

Việc tổ chức phải thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch năm 2024 theo Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững tại Quyết định số 809/QĐ-TTg ngày 12/7/2022 và các Chương trình, Đề án trọng điểm khác của ngành lâm nghiệp.

Việc tổ chức phát động "Tết trồng cây” phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức; tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực tham gia trồng cây, trồng rừng; chú trọng lựa chọn cây trồng bản địa, cây rừng đa tác dụng.

Ngoài trồng rừng tập trung, các địa phương tăng cường trồng cây xanh phân tán ở khu vực đô thị, khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu văn hóa-lịch sử, hành lang giao thông, kết hợp phòng hộ trong khu canh tác nông nghiệp…

Các địa phương tăng cường quản lý chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp, lựa chọn loài cây trồng phù hợp, chuẩn bị cây giống chất lượng tốt, tăng tỷ lệ sử dụng giống mô, hom, cây rừng đa tác dụng, cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu kết hợp dưới tán rừng; thực hiện chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng để cây trồng, rừng trồng phát triển tốt.

Đồng thời, các địa phương tăng cường quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng; mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn để đảm bảo chủ động cung cấp nguyên liệu bền vững và hợp pháp cho ngành chế biến gỗ; góp phần nâng cao năng suất, giá trị của rừng trồng và giá trị gia tăng của ngành chế biến gỗ.

Phát triển dịch vụ môi trường rừng đồng thời quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn từ dịch vụ môi trường rừng đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật. Các địa phương phát triển các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, khai thác lợi thế, giá trị về tài nguyên thiên nhiên, gắn với văn hóa, lịch sử và tri thức bản địa của cộng đồng địa phương nhằm phát huy giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng…

Năm 2023, cả nước đã trồng được 250.000ha rừng trồng tập trung và 127 triệu cây phân tán, góp phần đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến; sản lượng khai thác đạt trên 22 triệu m3 gỗ; tỷ lệ che phủ rừng được duy trì 42,02%. Việc bảo vệ rừng có chuyển biến tích cực, theo hướng giảm cả về số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại.

Thu dịch vụ môi trường rừng năm 2023 đạt 4.130 tỷ đồng; trong đó lần đầu tiên Việt Nam thu được từ dịch vụ hấp thụ và lưu giữ carbon của rừng với số tiền gần 1.200 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính quan trọng và bền vững của ngành, đóng vai trò quan trọng trong kết quả chung của toàn ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

(Theo Vietnam+)

Các tin khác
Đồng chí Chu Đình Ngữ - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy trao Bằng công nhận đạt chuẩn NTM năm 2023 cho xã Lang Thíp.

Ngày 16/1, UBND huyện Văn Yên tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh công nhận xã Lang Thíp đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023. Dự Lễ công bố có đồng chí Chu Đình Ngữ - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; lãnh đạo huyện Văn Yên cùng đông đảo nhân dân xã Lang Thíp.

Đại biểu tham dự kỳ họp Quốc hội.

Chính phủ vừa trình Quốc hội về việc bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 với 63.725 tỷ đồng cho 50 dự án thuộc 5 lĩnh vực.

Sáng 16/1, Công ty Điện lực Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác sản xuất, kinh doanh năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024.

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn tặng quà cho các hộ nghèo, gia đình chính sách huyện Mù Cang Chải

Kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia cùng phát huy nội lực đem đến những đổi thay khá rõ nét kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đưa Yên Bái tiếp tục là điểm sáng của khu vực Tây Bắc. Năm 2023, Yên Bái đứng thứ 7/14 tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bộ, đứng thứ 36/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục