YênBái - Để góp phần khuyến khích, động viên, tạo điều kiện cho nhân dân đầu tư phát triển chăn nuôi, những năm qua, cùng với thực hiện đồng bộ các giải pháp về phát triển kinh tế - xã hội, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên tập trung triển khai Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND (NQ 69) ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh về hỗ trợ phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, giúp nhiều hộ có điều kiện phát triển chăn nuôi mang lại hiệu quả thiết thực.
|
Mô hình chăn nuôi dê theo Nghị quyết 69 của hộ ông Âu Quang Vinh, thôn Sơn Bắc, xã Mai Sơn, huyện Lục Yên cho thu nhập cao.
|
Ông Âu Văn Tình - Chủ tịch UBND xã Mai Sơn cho biết: Mai Sơn là xã vùng cao, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp nên các chính sách hỗ trợ của Nhà nước luôn là điều kiện quan trọng về cả vật chất, tinh thần để khuyến khích động viên người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất. Tiếp nối các chương trình, chính sách hỗ trợ sản xuất trước đây, NQ 69 không chỉ giúp nhân dân giải quyết một phần khó khăn về vốn đầu tư chuồng trại, mua con giống, mà còn tạo động lực lớn về tinh thần cho người nghèo ở địa phương mạnh dạn chuyển đổi, nâng cấp chăn nuôi từ nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa tập trung. Đặc biệt, điều kiện được thụ hưởng chính sách theo NQ 69 có nhiều mức cụ thể khác nhau, nên phù hợp với điều kiện của nhiều hộ, giúp người dân vận dụng hiệu quả tiềm năng, lợi thế của gia đình, địa phương để tham gia chương trình được phù hợp, mang lại hiệu quả cao.
Sau 3 năm triển khai thực hiện NQ 69, xã Mai Sơn đã có 20 hộ đầu tư phát triển mô hình chăn nuôi mới hoặc nâng cấp quy mô từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi hàng hóa tập trung, góp phần nâng cao thu nhập. Để thực hiện NQ 69 đạt hiệu quả cao, ngoài phổ biến, triển khai sâu rộng các điều kiện đăng ký tham gia NQ 69 đến với người dân, xã còn phối hợp với các ngành chuyên môn hướng dẫn, đôn đốc người dân thực hiện và nghiệm thu được 7 mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản quy mô 15 lợn nái trở lên, 10 mô hình chăn nuôi trâu, bò với quy mô 10 con trở lên/mô hình và 3 mô hình chăn nuôi dê với quy mô 30 con trở lên trên mô hình đi vào hoạt động ổn định, mang lại hiệu quả thiết thực.
Riêng năm 2023, xã đã thực hiện mới 8 mô hình, gồm 4 mô hình nuôi lợn nái sinh sản quy mô 15 con trở lên/mô hình tại các thôn: Sơn Bắc, Sơn Tây, Sơn Thượng; 2 mô hình chăn nuôi dê với quy mô 30 trở lên/mô hình tại thôn Sơn Bắc; 1 mô hình chăn nuôi lợn kết hợp quy mô 3 lợn nái, 20 lợn thịt trở lên/mô hình tại thôn Sơn Thượng và 1 mô hình chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 10 con trở lên tại thôn Sơn Bắc, tất cả đều đã hoàn thành và được nghiệm thu, giải ngân hỗ trợ xong.
Hiện tại, xã đã tổ chức triển khai đăng ký thực hiện năm 2024 và đã có 3 hộ đăng ký xây dựng mô hình gồm: 1 mô hình chăn nuôi dê tại thôn Sơn Đông và 2 mô hình chăn nuôi lợn nái với quy mô 15 con trở lên tại thôn Sơn Tây. Ông Âu Quang Vinh, thôn Sơn Bắc chia sẻ: Ngoài sản xuất cây nông nghiệp, trước đây, tôi cũng chăn nuôi trâu, bò, lợn nhưng giá cả bấp bênh, dịch bệnh nhiều, giá thức ăn tăng cao nên năm 2023 tôi đã tìm hiểu đầu tư làm chuồng trại nuôi dê bình quân 120 con/lứa rồi trồng hơn 3 sào cỏ voi Thái Lan (cỏ voi lùn) và đăng ký tham gia mô hình chăn nuôi theo NQ 69. Tôi về các trại giống lớn ở Hà Nội để nhập 50 đến 60 con/lứa về nuôi. Sau 4 tháng, dê đạt trọng lượng là xuất chuồng cả lứa rồi xử lý môi trường chuồng trại và nhập lứa mới. Cách làm này vừa nhàn, vừa hạn chế ảnh hưởng của dịch bệnh ổn định đầu ra, chi phí thức ăn thấp và công chăn nuôi cao hơn”.
Nhờ vận dụng hiệu quả các chính sách hỗ trợ của NQ 69, hết năm 2023, tổng đàn gia súc chính của xã có 5.563 con, tăng gần trăm con so với kế hoạch; trong đó, 650 con trâu, 55 con bò, 4.858 con lợn và đàn dê 360 con cùng trên 51.200 con gia cầm các loại, với tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2023 dự ước 395 tấn, đạt 108,1% kế hoạch.
A Mua
Tags
Mai Sơn
Nghị quyết 69
mô hình chăn nuôi trâu
đá quý
Năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước đạt mức kỷ lục 5,69 tỷ USD, tăng 69,2% so với năm 2022. Năm 2024, ngành hàng rau quả đứng trước nhiều cơ hội bứt phá mới trong sản xuất và xuất khẩu, với mục tiêu đạt kim ngạch khoảng 6,5 tỷ USD, kỳ vọng sớm tiến tới “con số trong mơ” là 10 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành “cường quốc” xuất khẩu rau quả.
Ngay từ đầu năm, nhiều dự báo khá lạc quan về lạm phát năm 2024. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc kiểm soát lạm phát trong ngưỡng mục tiêu không dễ dàng, do dự báo một số giá hàng hóa thiết yếu có thể tăng như: giá năng lượng, thực phẩm, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, giáo dục, giá điện, tăng lương tối thiểu. Những yếu tố này sẽ gây khó cho nỗ lực kiềm chế lạm phát.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Công điện số 01/CĐ-NHNN về việc đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng dịp Tết Nguyên đán Giáp thìn 2024.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong tổng số 42 cuộc thanh tra, kiểm tra vừa được Bộ này ban hành kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong năm 2024 sẽ có 8 cuộc thanh tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công giai đoạn 2021-2023 và thời kỳ trước, sau có liên quan; việc chấp hành pháp luật về đầu tư giai đoạn 2020-2023 tại 8 tỉnh: Ninh Bình, Lào Cai, An Giang, Đắk Lắk, Gia Lai, Bắc Ninh, Hà Giang và Nam Định.