Yên Bái: Cầu nối & gạch nối

  • Cập nhật: Thứ bảy, 3/2/2024 | 8:13:26 AM

YênBái - Cùng với hệ thống "cầu nối”, hàng loạt hệ thống "gạch nối” mang tính chất kết nối vùng, liên vùng, xoay quanh tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã được tỉnh Yên Bái đã và đang triển khai xây dựng.

Cầu Giới Phiên, thành phố Yên Bái được thông xe và đưa vào sử dụng cuối tháng 9/2023.
Cầu Giới Phiên, thành phố Yên Bái được thông xe và đưa vào sử dụng cuối tháng 9/2023.

Những ngày đầu xuân, ngược xuôi đôi bờ sông Hồng, sắc cờ hoa tung bay phấp phới trên những cây cầu mang "xứ mệnh” kết nối đôi bờ. Nếu cầu Yên Bái là "chứng nhân” lịch sử mở đường gắn kết giao thương giữa trung tâm tỉnh lỵ với các huyện, thị miền Tây thì những cây cầu như: Tuần Quán, Bách Lẫm, Văn Phú lại có nhiệm vụ mở rộng, phát triển thành phố sang hữu ngạn sông Hồng. 

Đặc biệt, năm qua, với sự nỗ lực của tỉnh cùng đơn vị thi công và nhân dân các dân tộc, công trình cầu Giới Phiên - cây cầu thứ 8 bắc qua sông Hồng trên địa bàn tỉnh, có kiến trúc mỹ thuật, điểm nhấn mỹ quan đẹp nhất tỉnh, đã góp phần cơ bản hoàn thiện hệ thống "cầu nối” phát triển không gian đô thị thành phố hiện đại, kết nối vùng, liên vùng mang đến làn gió mới đầy sức sống cho quê hương Yên Bái. Với ý nghĩa, động lực đó, sau gần 2 năm vượt nắng, thắng mưa, với bao khó khăn, thách thức, cầu Giới Phiên đã hoàn thành và thông xe vào đúng dịp kỷ niệm 65 năm Ngày Bác Hồ thăm Yên Bái (25/9/1958 - 25/9/2023). 

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định: "Công trình cầu Giới Phiên mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tỉnh Yên Bái nói chung, thành phố Yên Bái nói riêng. Công trình đưa vào sử dụng sẽ từng bước hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; là động lực thúc đẩy thu hút đầu tư xây dựng trung tâm thành phố Yên Bái mới, các khu đô thị, khu trung tâm dịch vụ thương mại, giáo dục, y tế, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và khu công nghiệp”. 

Ngược quốc lộ 70 cùng dòng người xe đang tấp nập vượt cầu Tô Mậu vừa mới hoàn thiện và đưa vào sử dụng vào cuối năm 2023 tại vùng "đất Ngọc”, mới thấy hạ tầng giao thông của tỉnh đang ngày càng hoàn thiện. Chỉ sau gần 1 năm triển khai thi công, với nỗ lực của chủ đầu tư, nhà thầu thi công, cầu Tô Mậu đã hoàn thành trước thềm năm mới, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các dân tộc huyện Lục Yên khi cầu Tô Mậu cũ đã xuống cấp. 

Ông Đinh Khắc Yên - Chủ tịch UBND huyện Lục Yên cho biết: "Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng với nhiệm vụ thay thế cầu Tô Mậu cũ, nâng cao năng lực thông hành của tuyến đường tỉnh 171. Đây cũng là tuyến đường đối ngoại kết nối trực tiếp tỉnh Yên Bái với tỉnh Hà Giang; đồng thời, kết nối trung tâm huyện Lục Yên với quốc lộ 70 cùng các huyện: Yên Bình, Văn Yên, thành phố Yên Bái và cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của nhân dân, rút ngắn thời gian vận tải của doanh nghiệp; hướng tới mục tiêu thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp, du lịch vùng thượng huyện Lục Yên gắn với việc đầu tư, phát triển Khu du lịch Quốc gia hồ Thác Bà, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới của Lục Yên và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh”.

Cùng với hệ thống "cầu nối”, hàng loạt hệ thống "gạch nối” mang tính chất kết nối vùng, liên vùng, xoay quanh tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã được tỉnh Yên Bái đã và đang triển khai xây dựng. Ghi nhận tại huyện vùng cao Mù Cang Chải, giữa sắc hồng của hoa tớ dày, các đơn vị thi công vẫn miệt mài huy động máy móc, phương tiện sẻ núi, dựng cầu mở đường nối Mường La (Sơn La), Than Uyên, Tân Uyên (Lai Châu), Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên (Yên Bái) với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (IC15). Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong giải phóng mặt bằng, nhưng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh, huyện đến cơ sở, đến nay, "nút thắt” mặt bằng đã được giải quyết. 

Đồng chí Nông Việt Yên - Bí thư Huyện ủy Mù Cang Chải khẳng định: "Tuyến đường đi qua nhiều địa danh, khung cảnh đẹp của huyện như: đỉnh Lùng Cúng, thảo nguyên Tà Cua I... sẽ tạo điều kiện để địa phương thu hút, phát triển du lịch. Đồng thời, tuyến đường này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Mù Cang Chải - Hà Nội từ 7 - 8 tiếng xuống còn 4 - 5 tiếng và kết nối Mù Cang Chải với các tỉnh Đông Bắc bộ. Đây là điều kiện thuận lợi để địa phương phát triển sản xuất, đẩy mạnh giao thương, nhất là các nông sản đặc sản và thu hút đầu tư”. 

Tại vùng đất quế Văn Yên - nơi đang có hàng loạt tuyến đường được triển khai xây dựng để đấu nối vào IC14, IC15 cao tốc Nội Bài - Lào Cai, không khí thi công cũng diễn ra rộn ràng trong những ngày đầu xuân năm mới. Ông Lưu Trung Kiên - Phó Chủ tịch UBND huyện Văn Yên cho biết: trên địa bàn huyện hiện đang triển khai nhiều dự án giao thông trọng điểm của tỉnh như: dự án đầu tư xây dựng đường nối quốc lộ 32 với đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai  tại điểm IC15 (đường Đông An - Gia Hội); dự án đường nối tỉnh lộ 163 với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; dự án kết nối giao thông các tỉnh miền núi phía Bắc, tuyến nối Nghĩa Lộ với cao tốc Nội Bài - Lào Cai... 

Để kịp thời bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, huyện thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ dân bị ảnh hưởng. Huyện cũng yêu cầu chủ tịch UBND các xã phải "đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà” tuyên truyền, vận động, giải thích cặn kẽ quyền và nghĩa vụ của người dân; phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong giải phóng mặt bằng, tăng cường đối thoại động viên, giải thích cho dân để bà con hiểu, hợp tác, đồng thuận. 

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ XIX đã xác định một trong ba đột phá chiến lược; trong đó, có hạ tầng giao thông. Giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh đã quyết định đầu tư 26 dự án, công trình trọng điểm với tổng mức đầu tư đến nay khoảng 12.977 tỷ đồng; trong đó, có 17 dự án, công trình phát triển hạ tầng giao thông với tổng mức đầu tư là 9.557 tỷ đồng. 

Các tuyến đường này khi hoàn thành sẽ nâng cao khả năng vận tải, giảm chi phí, thời gian đi lại giữa các khu vực trong tỉnh với đường cao tốc; từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông của tỉnh theo hướng đồng bộ, hiện đại; đẩy mạnh liên kết các vùng, miền trong tỉnh, kết nối thuận lợi với các tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, vùng đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo tiền đề thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm lực đến đầu tư, kinh doanh, phát triển du lịch, hạ tầng đô thị, dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

Hùng Cường

Tags Yên Bái cầu nối gạch nối cây cầu con đường giao thông

Các tin khác

Nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp Tết và lễ hội xuân Giáp Thìn 2024, các lực lượng chức năng của tỉnh Yên Bái đã tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực vận tải hành khách và hàng hóa, đồng thời chỉ đạo bố trí đủ phương tiện phục vụ nhân dân đi lại thông suốt, an toàn.

Ảnh minh họa

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 117/QĐ-TTg của Thú tướng về việc giao bổ sung 30.683,441 tỷ đồng cho kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng chung tương ứng với nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2022.

Ảnh minh họa. Nguồn: chinhphu.vn

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chú trọng, tăng cường công tác quản lý, điều hành, bình ổn thị trường giá trong dịp Tết Nguyên đán.

Công ty Xăng dầu Yên Bái hiện có 35 cửa hàng. Kết thúc năm 2023, sản lượng bán ra xăng dầu của Công ty đạt 63.145 m3, tấn.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng kết thúc năm 2023, sản lượng bán ra xăng dầu của Công ty Xăng dầu Yên Bái ước đạt 63.145 m3, tấn, chiếm gần 48% sản lượng xăng dầu tiêu thụ trên địa bàn, bằng 123% kế hoạch, tổng doanh thu xuất bán ước đạt trên 1.204 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước gần 109 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục