Bản Công tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế kinh tế

  • Cập nhật: Thứ hai, 1/4/2024 | 1:52:46 PM

YênBái - Qua hơn ba năm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ IV, nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ xã Bản Công, huyện Trạm Tấu đã lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên, nhân dân trong xã phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương để tập trung phát triển kinh tế để bình quân mỗi năm giảm được 7,73 % hộ nghèo.

Nhân dân xã Bản Công gieo cấy lúa vụ xuân năm 2024.
Nhân dân xã Bản Công gieo cấy lúa vụ xuân năm 2024.


Đồng chí Chớ A Páo - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Bản Công trao đổi về sự quyết tâm của Đảng bộ xã trong việc triển khai đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ IV vào cuộc sống: "Bản Công là xã vùng cao đặc biệt khó khăn, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều, đời sống kinh tế còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo chiếm cao. Để thúc đẩy kinh tế phát triển, nâng cao đời sống cho nhân dân, ngay sau Đại hội, Đảng ủy xã đã kịp thời cụ thể hóa thành mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm và các đột phá về phát triển kinh tế - xã hội, tập trung vào phát triển các loại cây trồng có lợi thế của địa phương: đưa các giống lúa có năng suất, chất lương cao vào sản xuất 2 vụ, trồng cây ngô xuân, ngô hè thu, chuyển đổi diện tích ruộng kém hiệu quả sang trồng khoai sọ nương mang lại giá trị kinh tế cao hơn, trồng cây sơn tra, chè Shan, triển khai có hiệu quả chính sách hỗ trợ chăn nuôi theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh... để từng bước nâng cao đời sống cho người dân”.

Trong đó, xã đã chỉ đạo nhân dân đưa các giống lúa lai vào gieo trồng như: Nhị ưu 838, Thụy hương 308; Nghi hương 308 và các giống lúa thuần gồm: Hương chiêm, Séng cù, Thiên ưu 8, tẻ đỏ... vào gieo cấy 212 ha lúa xuân, năng suất đạt 50,7 tạ/ha; vụ mùa gieo cấy 160 ha, năng suất đạt 44,4 tạ/ha. 

Hằng năm, nhân dân còn gieo trồng được 130 ha ngô xuân, 25 ha ngô hè thu, năng suất đạt 30,6 tạ/ha, tổng sản lượng lương thực có hạt đạt hằng năm khoảng trên dưới 2.250 tấn, đạt 95% so với Nghị quyết Đại hội, bình quân lương thực đầu người đạt 780 kg/năm, đạt 98% so với Nghị quyết Đại hội. 

Cùng với trồng lúa, ngô, mỗi năm bà con trong xã trồng được trên 110 ha khoai sọ nương, năng suất bình quân đạt 140 tạ/ha, sau khi trừ chi phí mỗi héc - ta cho thu nhập khoảng 120 triệu đồng. Cây khoai sọ đã góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhiều hộ dân.

Vụ xuân năm 2024, nhân dân trong xã gieo cấy 212 ha lúa nước, trồng  167 ha ngô xuân và 140 ha khoai sọ nương. Anh Sùng A Mua ở thôn Tà Xùa phấn khởi bày tỏ: "Nhà mình có 5 người và trước đây chỉ cấy một vụ lúa, năng suất thấp, nên không đủ ăn. Được sự giúp đỡ của cán bộ huyện, xã hướng dẫn trồng thêm cây khoai sọ nương, sản xuất  thêm vụ xuân, mỗi năm gia đình thu được 6 tấn thóc nên thừa lương thực cho 5 khẩu và để lại một phần để chăn nuôi, còn lại bán đi 1,5 tấn lấy tiền đầu tư cho các con ăn học tốt hơn...”.

Nhờ trồng lúa, trồng thêm  hơn 0,3 ha khoai sọ nương và chăn nuôi gia súc, gia cầm, gia đình anh Mua đã thoát nghèo, mua sắm được xe máy, phương tiện nghe nhìn, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tận dụng lợi thế đất đai của địa phương, xã đã chỉ đạo triển khai xây dựng có hiệu quả mô hình chăn nuôi theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh.

Trong năm 2022, xã triển khai hỗ trợ 4 mô hình chăn nuôi; trong đó, 2 mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản, 2 mô hình chăn nuôi gà đen. Năm 2023, xã tiếp tục triển khai thực hiện 4 mô hình chăn nuôi lợn, 1 mô hình chăn nuôi trâu, bò quy mô từ 10 con/hộ tại thôn Tà Chử với 4 hộ tham gia và  tại thôn Tà Xùa, Bản Công, Sán Trá với số lượng 9 hộ tham gia, nâng tổng đàn gia súc chính lên 3.325 con, đạt 86% so với Nghị quyết Đại hội.

Từ năm 2020 đến năm 2023, nhân dân trong xã đã trồng mới 20 ha cây sơn tra dưới tán rừng, nâng diện tích cây sơn tra trên địa bàn lên 751,5 ha, đạt 103% Nghị quyết Đại hội; chăm sóc, thâm canh 222 ha chè Shan đã cho thu hoạch, đạt so với Nghị quyết; chăm sóc 7.402 ha rừng, triển khai ký cam kết quản lý bảo vệ rừng với 555 hộ dân tại 5 thôn; xã không để xảy ra tình trạng khai thác lâm sản trái phép, không xảy ra cháy rừng...

Việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ xã Bản Công trong thời gian qua đã đạt được kết quả khả quan.  Bình quân mỗi năm xã giảm 7,73 % hộ nghèo, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra; đến năm 2023, xã đã hoàn thành 10/19 tiêu chí nông thôn mới; đời sống của nhân dân được cải thiện hơn. Đây là động lực để Đảng bộ và chính quyền xã thực hiện hoàn thành toàn diện 21 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã đề ra trong nhiệm kỳ này.

Minh Hằng

Tags Bản Công giảm nghèo Hương chiêm Séng cù Thiên ưu 8 tẻ đỏ nái sinh sản chăn nuôi gà đen

Các tin khác
Khi người dân áp dụng canh tác quế hữu cơ bằng việc sử dụng nguồn giống đảm bảo chất lượng, thực hiện đúng, đủ các quy trình kỹ thuật sẽ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm quế.

Để phát triển cây quế bền vững, ổn định và nâng cao giá trị các sản phẩm quế, tỉnh Yên Bái định hướng phát triển vùng trồng quế đến năm 2025 tại 5 huyện, gồm: Trấn Yên, Văn Yên, Văn Chấn, Lục Yên và Yên Bình với diện tích trên 80 nghìn ha.

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải tặng giấy khen cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh điển hình có thành tích xuất sắc trong việc đóng nộp ngân sách trong năm 2023.

Doanh nghiệp đóng góp 68% tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện Mù Cang Chải.

Ảnh minh họa

Việc tài khoản ngân hàng bị mất tiền chứng tỏ hệ thống ngân hàng đang có lỗ hổng. Lỗ hổng này có thể tới từ quy trình của ngân hàng, có thể là việc thực hiện các quy định và quy trình nội bộ, cũng có thể là do đạo đức kinh doanh của cán bộ ngân hàng...

Vàng miếng SJC hiện giao dịch gần 81 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới hôm nay (1/4) có xu hướng tăng trở lại sau một tuần đầy biến động. Trong nước, vàng nhẫn đã có một tuần tăng nhiệt với giá bán ra trở lại trên 70 triệu đồng/lượng; còn vàng miếng SJC lao dốc, đánh mất gần như toàn bộ nỗ lực tăng giá trong những ngày đầu tuần trước và hiện giao dịch gần 81 triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục