Văn Yên phát triển chăn nuôi theo hướng đặc sản

  • Cập nhật: Thứ sáu, 26/4/2024 | 7:40:53 AM

YênBái - Nhằm tăng giá trị của ngành chăn nuôi, những năm qua, nhiều nông dân ở huyện Văn Yên đã từng bước đưa các giống vật nuôi đặc sản, có giá trị kinh tế cao vào chăn nuôi, góp phần nâng cao giá trị ngành chăn nuôi và thu nhập của người nông dân.

Một mô hình nuôi dê tại thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ cho hiệu quả cao.
Một mô hình nuôi dê tại thôn Ngọc Châu, xã Châu Quế Hạ cho hiệu quả cao.


Nhận thấy nhu cầu của thị trường về lợn đen giống bản địa, đầu năm 2023, chị Cù Thị Hồng Vân, thôn Cầu Khai, xã Mậu Đông thực hiện mô hình nuôi 15 con lợn nái đen bản địa với mức hỗ trợ 40 triệu đồng theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh. Được cán bộ Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, được hỗ trợ thuốc thú y và sẵn có kinh nghiệm nuôi lợn, chị Vân làm lại hệ thống chuồng trại tập trung phát triển mô hình của mình. Sau 1 năm, chị Vân đã bán được 2 lứa lợn giống, thu lãi trên 60 triệu đồng.

Chị Vân cho biết: "Nhu cầu của thị trường về thịt lợn đen bản địa mấy năm nay tương đối cao, nên sẵn có chương trình hỗ trợ của tỉnh tôi đã đăng ký nuôi với mục tiêu chủ yếu là bán lợn giống để quay vòng vốn nhanh. Khi có vốn, tôi sẽ phát triển mô hình nuôi lợn bản địa thương phẩm”. 

Những năm qua, để nhân rộng mô hình chăn nuôi đặc sản hàng hóa, xã Mậu Đông tập trung tuyên truyền, vận động các hộ đăng ký thực hiện mô hình chăn nuôi đặc sản để tổng hợp gửi cơ quan chuyên môn của huyện giải ngân hỗ trợ thực hiện mô hình. Hiện, cả xã phát triển được 24 mô hình chăn nuôi đặc sản với kinh phí hỗ trợ trên 700 triệu đồng. 

Ông Nguyễn Xuân Mạnh - Chủ tịch UBND xã Mậu Đông cho biết: "Xã đã chỉ đạo thành lập các nhóm hộ, tổ hợp tác chăn nuôi để hỗ trợ nhau con giống, kiến thức khoa học, kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm để các hộ chăn nuôi yên tâm đầu tư phát triển kinh tế”. 

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020; Nghị quyết 05/2022/NQ-HĐND ngày 30/3/2022 của HĐND tỉnh và một số chính sách liên quan về phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đặc sản, hữu cơ, trong đợt I năm 2024, huyện Văn Yên được UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ 148 mô hình chăn nuôi đặc sản, hữu cơ và 2 tổ hợp tác với kinh phí 2 tỷ 869 triệu đồng. Hiện tại, huyện đã nghiệm thu được 62 cơ sở và 1 tổ hợp tác chăn nuôi đạt 42% kế hoạch. 

Đối với các cơ sở chưa đủ điều kiện, UBND huyện đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các địa phương tiếp tục vận động, hướng dẫn các hộ khắc phục  bảo đảm điều kiện, lựa chọn hộ thay thế, bổ sung bảo  đảm số lượng cơ sở đã đăng ký; đồng thời, tiếp tục chỉ đạo ngành nông nghiệp phối hợp với các ban, ngành, địa phương tư vấn kỹ thuật về chuồng trại, con giống, hướng dẫn làm hồ sơ cho các cơ sở chăn nuôi bảo đảm điều kiện nghiệm thu, giải ngân hỗ trợ theo quy định. Tiếp tục chỉ đạo các ngành, địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân đăng ký thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo Nghị quyết 69 đợt II năm 2024. 

Ông Phạm Hồng Thắng - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ, Hỗ trợ phát triển nông nghiệp huyện cho biết: "Đơn vị đã tập trung hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, cách phòng chống dịch bệnh để các hộ chăn nuôi đặc sản yên tâm mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng hàng hóa tạo giá trị kinh tế cao trong chăn nuôi. Cùng đó, đơn vị cũng hướng dẫn các hộ chăn nuôi hình thành các nhóm hộ, tổ hợp tác chăn nuôi để hỗ trợ nhau về kỹ thuật, tạo chuỗi liên kết ổn định đầu ra cho sản phẩm chăn nuôi đặc sản”.

Thời gian tới, để nhân rộng mô hình, phát triển bền vững các mô hình chăn nuôi đặc sản; đồng thời, để thực hiện có hiệu quả đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Văn Yên tiếp tục chỉ đạo khối nông nghiệp, các phòng, ban chuyên môn tổ chức tuyên truyền, định hướng cho người dân phát triển chăn nuôi phù hợp với điều kiện thực tế, không chạy theo phong trào, tự phát; hướng dẫn các hộ thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học, đầu tư xây dựng chuồng trại kiên cố, bảo đảm vệ sinh môi trường; khuyến khích người chăn nuôi chủ động liên kết với các đơn vị để được chuyển giao kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm; tìm hiểu kiến thức về chăn nuôi, tìm đơn vị cung ứng nguồn giống đảm bảo chất lượng... 

Sau 4 năm triển khai hỗ trợ theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh, Văn Yên đã phát triển được hàng trăm mô hình chăn nuôi đặc sản, mang lại thu nhập cao cho nông dân. Các vật nuôi đặc sản bản địa có sức đề kháng tốt, không kén thức ăn, dễ nuôi, dễ thích nghi với nhiều điều kiện sống. Nhiều giống vật nuôi đặc sản đã hình thành chuỗi liên kết, đạt sản phẩm OCOP 3 sao, 4 sao, góp phần nâng cao giá trị ngành chăn nuôi cũng như thu nhập cho nông dân.

Thanh Tân

Tags Văn Yên chăn nuôi kinh tế đền Đông Cuông

Các tin khác
Các doanh nghiệp mong muốn được tiếp cận vốn tín dụng có chi phí thấp hơn.

Ngân hàng Nhà nước đề xuất các bộ, ngành, địa phương có giải pháp tăng khả năng tiếp cận tín dụng với doanh nghiệp.

Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc. Ảnh: Phạm Hùng

Dự báo, doanh nghiệp (DN) vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, do đó rất cần sự đồng hành hỗ trợ của Chính phủ.

Nhóm hàng xuất khẩu tăng nhiều nhất là nhóm công nghiệp và khoáng sản tăng gấp 2,6 lần so cùng kỳ.

Trong 4 tháng đầu năm, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Yên Bái đạt 125,49 triệu USD, tăng 30% so cùng kỳ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý: Không tăng giá đột ngột, không tăng giá nhiều mặt hàng trong cùng một thời điểm, không tăng giá vào thời điểm tăng lương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục