Đại Đồng phát huy nội lực phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/5/2024 | 7:37:29 AM

YênBái - Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025, đến nay, Đảng bộ xã Đại Đồng, huyện Yên Bình đã đạt và vượt kế hoạch nhiều chỉ tiêu nhiệm kỳ; trong đó, xã đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao.

Nhân dân xã Đại Đồng kiên cố hóa đường nông thôn.
Nhân dân xã Đại Đồng kiên cố hóa đường nông thôn.


Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Đại Đồng lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đặt ra là phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh; xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng tốt mọi yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; phát triển nhanh kết cấu hạ tầng nông thôn đạt tiêu chuẩn nông thôn mới nâng cao… 

Thực hiện Nghị quyết, trong những năm qua, bên cạnh những thuận lợi, xã Đại Đồng cũng gặp những khó khăn bởi thiên tai, dịch bệnh, giá cả thị trường không ổn định... Song, Đảng bộ xã đã chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm cùng các tổ chức, đoàn thể, tăng cường các hoạt động hướng về  cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân cải tạo vườn tạp, đưa các loại cây trồng, vật nuôi có năng suất chất lượng cao vào sản xuất để tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích đất canh tác. 

Hằng năm, xã vận động nhân dân đưa các giống lúa lai, lúa thuần vào gieo cấy đúng khung thời vụ ở 124,5 ha ruộng nước cấy 2 vụ, năng suất đạt 55 tạ/ha/vụ; diện tích ngô trồng 30 ha, sắn 90 ha, rau màu, đậu đỗ các loại 136 ha. Một số cây ăn quả có múi được trồng trên diện tích 46 ha; trong đó, 30 ha bưởi Đại Minh, bưởi Diễn có giá trị kinh tế đạt 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng/ha/năm. 

Phát huy thế mạnh kinh tế từ diện tích 2.056 ha rừng trồng với các loại cây như: keo lai, bồ đề… đã được cấp chứng chỉ FSC; trong đó, diện tích khai thác và trồng thay thế mới trung bình hằng năm đạt 300 ha đã giúp độ che phủ rừng của xã đạt trên 62%. 

Đồng chí Vũ Quốc Hiếu - Bí thư Đảng ủy xã Đại Đồng cho biết: để thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đến cơ sở, gần 4 năm qua, Đảng ủy xã đã ban hành trên 300 văn bản các loại gồm 59 nghị quyết, 4 quy chế, 76 kế hoạch, 68 quyết định, 22 chương trình, 93 công văn… và hàng quý, năm đều tổ chức sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết theo kế hoạch gắn với công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện. 

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã nhiệm kỳ 2020 - 2025, đến nay, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra như: tổng lương thực có hạt đạt 813 tấn, bằng 104%; tổng đàn gia súc chính 3.000 con, bằng 107%; thu ngân sách 1 tỷ 400 triệu đồng, bằng 139%; số lao động có việc làm mới 130 người/năm, đạt 118%; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề chiếm 79%, đạt 105%; tỷ lệ hộ đạt gia đình văn hóa 91%, bằng 103%; thu nhập bình quân đầu người đạt 51 triệu đồng/người/năm, đạt 100%...

Điểm nổi bật của xã những năm gần đây là cuối năm 2022, xã đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Tổng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế hạ tầng nông thôn 4 năm đạt gần 49 tỷ đồng; trong đó, nhân dân đóng góp gần 4 tỷ đồng. Các công trình lớn được đầu tư như: lớp học, bếp, nhà vệ sinh trường mầm non; 6 phòng học, bếp, nhà vệ sinh Trường Tiểu học và THCS xã; làm mới 21 km đường bê tông liên thôn, nội thôn; xây dựng 25 km tuyến đường điện "Thắp sáng đường quê”; xây dựng nâng cấp 4 công trình thủy lợi ở các thôn: Hương Lý, Hương Giang, Đá Chồng với chiều dài gần 2 km; mở rộng, nâng cấp trồng hoa và cây xanh, sân chơi thể thao 5 nhà văn hóa thôn… 

Để thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển xã đã thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả của 3 hợp tác xã (HTX) gồm: HTX Du lịch sinh thái hồ Thác Bà, HTX Dịch vụ nông nghiệp Hương Lý; HTX Món quà phước lành; có 32 tổ hợp tác, với gần 1.000 hội viên tham gia trên các lĩnh vực như: sản xuất nông - lâm nghiệp; chăn nuôi bán công nghiệp; sản xuất và chế biến gỗ rừng trồng; xây dựng… góp phần tư vấn, liên kết từ sản xuất đến bao tiêu sản phẩm. 

Phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc, xã đã chỉ đạo các thôn đẩy mạnh Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong việc xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị. Nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao thường xuyên được tổ chức giao lưu với các xã lân cận và huyện tổ chức, được nhân dân đồng tình tham gia hưởng ứng. Công tác an sinh xã hội như: chăm sóc các gia đình chính sách, người có công với cách mạng, giúp đỡ các đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo… được thực hiện bảo  đảm đúng, đủ theo quy định, góp phần để xã mỗi năm giảm gần 4% hộ nghèo.

Thời gian tới, xã tiếp tục huy động tối đa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao hiệu quả sử dựng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước; tập trung nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực y tế, giáo dục; sắp xếp, chỉnh trang khu dân cư; cải cách thủ tục hành chính, nhất là lĩnh vực đất đai, xây dựng; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; nâng cao uy tín, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc và truyền thống cách mạng trong đảm bảo quốc phòng - an ninh…, góp phần đưa kinh tế - xã hội địa phương tiếp tục phát triển.

Thái Hưng

Tags Đại Đồng Yên Bình nội lực phát triển kinh tế

Các tin khác
So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng miếng SJC đang cao hơn từ 16,21 triệu đồng/lượng

Giá vàng miếng SJC tăng giảm loạn xạ, rơi xuống 85,5 triệu đồng/lượng chiều hôm qua rồi đột ngột tăng thêm 2 triệu đồng/lượng trong sáng nay 7-5, lên 87,5 triệu đồng/lượng.

Vàng miếng SJC lập đỉnh mới.

Giá vàng thế giới hôm nay (7/5) bật tăng mạnh mẽ trước sự suy yếu của đồng USD. Trong nước, giá vàng nhẫn được điều chỉnh tăng thêm 250.000 đồng/lượng, giao dịch quanh 73,35 triệu đồng/lượng mua vào và 75,05 triệu đồng/lượng bán ra; còn vàng miếng SJC được điều chỉnh tăng hơn 0,5 triệu đồng/lượng, leo lên mốc cao mới 86,5 triệu đồng/lượng.

100% các tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng hóa đơn đã chuyển sang sử dụng HĐĐT

Thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Yên Bái đã tích cực triển khai hóa đơn điện tử (HĐĐT) và HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, mang lại lợi ích cho cả người nộp thuế và cơ quan thuế.

Theo quy hoạch, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 3 tiểu vùng, 5 hành lang kinh tế, 3 vành đai phát triển và 1 khu vực động lực. (Ảnh minh hoạ: Báo Chính phủ)

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục