Ngày 21-5, tiếp tục đấu thầu vàng miếng với giá tham chiếu 88,6 triệu đồng/lượng

  • Cập nhật: Thứ ba, 21/5/2024 | 8:57:21 AM

Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo tiếp tục tổ chức đấu thầu vàng miếng SJC vào 9h30 sáng 21-5.

Cụ thể, tổng khối lượng vàng miếng dự kiến đấu thầu là 16.800 lượng. Tỷ lệ đặt cọc 10%. Giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 88,6 triệu đồng/lượng. Khối lượng 1 lô là 100 lượng.

Tại lần đấu thầu này, Ngân hàng Nhà nước cho biết, khối lượng đấu thầu tối thiểu là 5 lô, tương đương 500 lượng. Ngoài ra, khối lượng đấu thầu tối đa một thành viên được phép đặt thầu là 40 lô (4.000 lượng).

Bước giá dự thầu 10.000 đồng/lượng. Bước khối lượng dự thầu 1 lô (100 lượng). Mỗi thành viên dự thầu chỉ được đăng ký một mức giá tối thiểu bằng hoặc cao hơn giá sàn do Ngân hàng Nhà nước công bố.

Ngày 16-5, Ngân hàng Nhà nước đã đấu thầu thành công 123 lô, tương đương 12.300 lượng vàng với tổng số thành viên trúng thầu là 11 thành viên.

Theo đó, giá trúng thầu cao nhất là 88,92 triệu đồng/lượng, giá trúng thầu thấp nhất là 88,89 triệu đồng/lượng.

Ngân hàng Nhà nước cho biết, việc đấu thầu vàng miếng là nhằm can thiệp kịp thời, xử lý ngay và luôn tình trạng giá vàng miếng trong nước và giá vàng thế giới chênh lệch ở mức cao, bảo đảm thị trường vàng hoạt động ổn định, lành mạnh, công khai, minh bạch, hiệu quả, theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Từ ngày 19-4-2024 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức 7 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC tăng cung ra thị trường; trong đó, có 4 phiên đấu thầu thành công với tổng khối lượng trúng thầu là 27.200 lượng (tương đương khoảng 1,02 tấn).

Thời gian tới đây, trước tình hình biến động giá vàng của thị trường vàng quốc tế, Ngân hàng Nhà nước phối hợp cùng các cơ quan hữu quan sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp tổng thể, toàn diện theo quy định và động thái điều hành, kiểm soát thị trường vàng với mục tiêu xử lý dứt điểm tình trạng chênh lệch ở mức cao giữa giá vàng miếng trong nước và quốc tế.

Ngân hàng Nhà nước khuyến nghị người dân thận trọng khi tham gia giao dịch vàng để giảm thiểu rủi ro.

(Theo HNMO)

Các tin khác
Ảnh minh họa

Chính phủ ban hành Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; trong đó nêu rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật.

Đồng chí Trần Huy Tuấn - Chủ tịch UBND tỉnh giới thiệu về các sản phẩm OCOP từ quế với các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Dù đã có những bước phát triển cả về quy mô, số lượng và chất lượng, góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế nông thôn nhưng thực tế hoạt động của các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Yên Bái nhìn chung chưa đồng đều, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có của tỉnh, số HTX hoạt động hiệu quả chỉ chiếm trên 50%. Vậy giải pháp nào để các HTX nông nghiệp đủ mạnh, trở thành "mắt xích” của kinh tế nông thôn?

Ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ngoài cùng bên phải) kiểm tra năng suất, tiến độ thu hoạch lúa xuân tại huyện Lục Yên.

Thời gian qua, Yên Bái đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, khả thi từ các nguồn lực của tỉnh lồng ghép với hỗ trợ của trung ương hỗ trợ phát triển sản xuất cũng như khuyến khích doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp. Phóng viên (P.V) Báo Yên Bái đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về vấn đề này.

Huyện Yên Bình phấn đấu đến năm 2025 có 700 ha tre măng Bát độ.

Không có diện tích "áp đảo" như Trấn Yên song qua 20 năm (bắt đầu từ vùng thượng huyện), huyện Yên Bình đến nay đã và đang phát triển bền vững vùng tre măng Bát độ, tiến tới hình thành vùng nguyên liệu tập trung, đa dạng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, từng bước đáp ứng mục tiêu chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững đồng thời hứa hẹn tiềm năng lớn về bán tín chỉ carbon ra thị trường nước ngoài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục