Mỏ Vàng nỗ lực phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/6/2024 | 9:30:52 AM

YênBái - Nổi bật trong những nỗ lực của Đảng ủy và chính quyền xã Mỏ Vàng là việc thường xuyên tuyên truyền, định hướng, khuyến khích người dân thành lập các hợp tác xã và tổ hợp tác phát triển kinh tế.

Mô hình nuôi trâu, bò của anh Mùa A Cắng ở thôn Khe Đâm, xã Mỏ Vàng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ năm.
Mô hình nuôi trâu, bò của anh Mùa A Cắng ở thôn Khe Đâm, xã Mỏ Vàng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ năm.


Trước đây, gia đình anh Mùa A Cắng ở thôn Khe Đâm, xã Mỏ Vàng thuộc diện hộ nghèo. Thế nhưng, với quyết tâm vươn lên thoát nghèo, anh Cắng đã được chính quyền địa phương hỗ trợ 30 triệu đồng từ các nguồn vốn chính sách phát triển sản xuất, đồng thời hướng dẫn xây dựng mô hình phát triển kinh tế chăn nuôi. Từ đòn bẩy đó, anh Cắng đã mạnh dạn đầu tư chuồng trại để chăn nuôi trâu, bò kết hợp. 

Anh Cắng cho biết: "Đến nay, gia đình tôi luôn duy trì đàn nuôi trên 10 con trở lên. Để đảm bảo gia súc khoẻ mạnh, phát triển tốt, tôi luôn giữ chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo nguồn thức ăn và luôn chú ý phòng chống dịch bệnh. Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên tham gia các lớp tập huấn chăn nuôi của các cấp Hội nông dân để nâng cao kỹ năng chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho đàn trâu, bò phát triển tốt nhất. Đến nay, mô hình chăn nuôi trâu bò đã mang về cho gia đình tôi hàng trăm triệu đồng mỗi năm”.

Mỏ Vàng là xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên, với hơn 90% dân số là đồng bào Mông. Xã có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông đi lại còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến  nhiệm vụ phát triển kinh tế và giải quyết việc làm cho người dân. 

Ông Trần Tuấn Anh - Chủ tịch UBND xã Mỏ Vàng cho biết: Nhận thức rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với giải quyết việc làm tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đối với sự phát triển của xã, Đảng ủy và chính quyền địa phương đã thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, tạo cơ hội cho người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS tiếp cận các chính sách về tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông, khuyến ngư, tiêu thụ sản phẩm… để phát triển sản xuất. 

Cùng với đó, xã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân hiểu việc học nghề vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ và quyền lợi để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập, góp phần vào thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Nổi bật trong những nỗ lực của Đảng ủy và chính quyền xã là việc thường xuyên tuyên truyền, định hướng, khuyến khích người dân thành lập các hợp tác xã (HTX) và tổ hợp tác phát triển kinh tế. Nhờ đó, trên địa bàn xã đến nay đã có 3 HTX tổng hợp chế biến sản phẩm lâm nghiệp từ cây quế và 28 tổ hợp tác liên kết sản xuất về cây lâm nghiệp, giống cây trồng, thủy sản cá lồng được thành lập. Các mô hình này đã góp phần tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho người dân. 

Anh Đặng Văn Ty - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ tổng hợp Thác Tiên cho biết: "Được thành lập từ tháng 11/2022, mô hình HTX Dịch vụ tổng hợp Thác Tiên chuyên sản xuất tinh dầu quế, thu mua và chế biến các sản phẩm từ quế, đến nay đang duy trì hoạt động với 8 thành viên. Với nhiều chính sách hỗ trợ của chính quyền địa phương, HTX đã tìm được đầu ra ổn định, duy trì việc làm thường xuyên cho khoảng 10 lao động địa phương với mức thu nhập từ 8 – 10 triệu đồng/người/tháng”.

Bên cạnh đó, xã Mỏ Vàng cũng tích cực vận động nhân dân tham gia các mô hình sản xuất kinh tế theo chính sách hỗ trợ chăn nuôi từ Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh Yên Bái. Từ năm 2021 đến nay đã có 35 mô hình được triển khai, gồm mô hình nuôi lợn thương phẩm, chăn nuôi trâu, bò, gia cầm đặc sản và chăn nuôi dê, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Ngoài ra, xã còn hỗ trợ người dân tiếp cận nguồn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2025. Qua đó, 55 hộ dân được hỗ trợ máy móc, nông cụ sản xuất tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định. 

Là địa bàn lợi thế phát triển cây quế, thời gian qua, xã cũng đã chú trọng quan tâm tới công tác nâng cao tay nghề cho người lao động, phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức 21 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn; thường xuyên chỉ đạo cán bộ chuyên môn tuyên truyền các biện pháp canh tác, chế biến mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm quế của địa phương. Xã cũng chủ động liên hệ với các doanh nghiệp chế biến quế trong và ngoài huyện thu mua sản phẩm quế của người dân. Đến nay, trên địa bàn xã có gần 3.000 người trong độ tuổi lao động được giải quyết việc làm thường xuyên, thu nhập bình quân đầu người đạt 45 triệu đồng/năm.

Với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp, các ngành, sự quyết tâm của chính quyền địa phương, tin tưởng, trong thời gian tới, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS xã Mỏ Vàng sẽ tiếp tục có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành mục tiêu thu hẹp khoảng cách về mức sống, thu nhập bình quân của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi so với bình quân chung của tỉnh.

Thu Trang

Tags Mỏ Vàng nỗ lực phát triển kinh tế đồng bào dân tộc thiểu số Văn Yên

Các tin khác

Linh hoạt trong giải pháp phát triển hệ thống giao thông nông thôn (GTNT), đến hết năm 2023, toàn tỉnh Yên Bái đã kiên cố hóa trên 6 nghìn km đường GTNT, đạt tỉ lệ 74,6%; 100% xã có đường bê tông đến trung tâm, đóng góp tích cực cho tiêu chí hạ tầng giao thông để 106/150 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Đó là động lực quan trọng để tỉnh tiếp tục lồng ghép các chương trình, đề án từng bước hoàn thiện hệ thống GTNT, đảm bảo theo quy hoạch xây dựng các xã đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.

Ngày 18/6, tại họp báo thường kỳ quý II/2024 của Bộ Tài chính, ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, cơ quan thuế đang tích cực hỗ trợ người nộp thuế kiểm tra, quyết toán thuế trên ứng dụng eTax.

Lãnh đạo Liên minh HTX tỉnh kiểm tra mô hình trồng cây dược liệu của Hợp tác xã Dược liệu tại xã Púng Luông, huyện Mù Cang Chải.

Thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là các hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có bước phát triển khá mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều HTX chỉ tồn tại trên giấy tờ, song việc tiến hành các thủ tục giải thể các HTX này cũng không dễ…

Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên giá bán vàng SJC trực tiếp ngày 18/6. Ảnh minh họa

Ngày 18/6, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt giá bán vàng miếng trực tiếp là 75,98 triệu đồng/lượng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục