Hưng Thịnh tạo sự liên kết trong phát triển kinh tế hộ

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/7/2024 | 1:48:04 PM

YênBái - Những năm qua, xã Hưng Thịnh, huyện Trấn Yên luôn xác định, liên kết trong phát triển kinh tế hộ và tạo ra chuỗi giá trị sẽ góp phần nâng cao tính cạnh tranh và tiếp cận thị trường khi quá trình hội nhập kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ; nâng cao thu nhập bền vững và xây dựng thành công xã nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.

Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Văn Tươm, thôn Yên Định, xã Hưng Thịnh.
Mô hình chăn nuôi lợn của gia đình ông Nguyễn Văn Tươm, thôn Yên Định, xã Hưng Thịnh.

Đồng chí Nguyễn Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy xã Hưng Thịnh cho biết: "Để nâng cao thu nhập bền vững cho người dân, Đảng ủy, UBND xã đã xây dựng các nghị quyết chuyên đề, các kế hoạch về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Trong đó, chủ lực là trồng cây ăn quả có múi, tre măng Bát độ, cây dược liệu và phát triển chăn nuôi...”. 

Theo đó, các vùng kinh tế của Hưng Thịnh cũng được bố trí hài hòa phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện thực tiễn của người dân ở các thôn. Bên cạnh đó, để phát triển kinh tế gia đình mang tính bền vững, cấp ủy, chính quyền xã chủ động phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức mở các lớp đào tạo nghề, ứng dụng khoa học, kỹ thuật; tham quan mô hình phát triển kinh tế hiệu quả ở địa phương khác; hỗ trợ đầu tư mua sắm máy móc phục vụ sản xuất… 

Đến nay, trên địa bàn xã đã hình thành một số mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao như chăn nuôi lợn; trồng quế với diện tích 1.152 ha; phát triển kinh tế mở rộng hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp, các hợp tác xã (HTX) tạo thành chuỗi giá trị sản phẩm; tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ phát triển các loại hình dịch vụ, kinh doanh. Trên địa bàn xã hiện có 3 HTX gồm: cây ăn quả; quế - dược liệu và HTX chăn nuôi Hưng Thịnh, bước đầu hoạt động hiệu quả, thu hút được 30 thành viên tham gia và tạo được việc làm, thu nhập ổn định cho các thành viên. 

Giám đốc HTX cây ăn quả xã Hưng Thịnh Mai Văn Tình cho biết: Với 14 thành viên tham gia, HTX đã ký hợp đồng với thành viên về sử dụng sản phẩm, dịch vụ trong cung cấp phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống và tiêu thụ sản phẩm theo ngành nghề đăng ký hoạt động. Đồng thời thực hiện ký kết hợp đồng với hộ kinh doanh Trần Viết Khu tiêu thụ 100% tổng sản lượng sản phẩm chính (quýt Đường canh) của HTX trong 3 năm (2022 - 2024)… 

Đặc biệt, các hộ dân cũng đã mạnh dạn liên kết theo chuỗi giá trị gắn với đảm bảo an toàn thực phẩm. Trong đó, có mô hình sản xuất cây ăn quả có múi của hộ gia đình ông Hà Đình Giáp, thôn Yên Ninh với diện tích 1,5 ha trồng bưởi áp dụng đồng bộ các khâu kỹ thuật từ làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch; mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trồng cam CT9 và CT36 (mô hình Dự án khoa học của Trường Đại học Hùng Vương) của hộ ông Mai Văn Tình, thôn Khang Chính với diện tích 3,5 ha; mô hình chăn nuôi lợn nái sinh sản và lợn thịt của hộ ông Nguyễn Văn Tươm, thôn Yên Định với quy mô chăn nuôi lợn nái 45 con/diện tích chuồng 150 m2, lợn thịt 250 con/diện tích chuồng 250 m2 có ứng dụng chế phẩm sinh học, thức ăn chăn nuôi, vắc xin trong chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại, xử lý chất thải chăn nuôi đảm bảo các yêu cầu theo quy định… 

Chủ tịch UBND xã Hưng Thịnh Lê Anh Tuấn khẳng định: "Đến nay, xã đã hình thành được vùng cây ăn quả tập trung và đang quy hoạch vùng trồng tre măng Bát độ. Ngoài ra, trên địa bàn xã cũng đã xuất hiện hàng chục mô hình chăn nuôi đặc sản như: gà Mông, lợn đen bản địa, dúi, hươu, ba ba, nuôi chim bồ câu… đem lại thu nhập cao trên dưới 100 triệu đồng/mô hình…”.

Có thể khẳng định, liên kết trong phát triển kinh tế hộ, tạo ra chuỗi giá trị sẽ góp phần nâng cao tính cạnh tranh và tiếp cận thị trường khi quá trình hội nhập kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ. Đây cũng sẽ là yếu tố căn bản góp phần nâng cao thu nhập bền vững và xây dựng thành công Hưng Thịnh đạt xã nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.

Trần Ngọc

Tags Hưng Thịnh Trấn Yên kinh tế liên kết nông thôn mới

Các tin khác
Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải tham quan mô hình trồng rau của Công ty TNHH Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu Mù Cang Chải tại xã Nậm Khắt.

Là huyện vùng cao, khí hậu mát mẻ, phù hợp phát triển rau màu quanh năm nên những năm gần đây, đã có nhiều người dân ở huyện Mù Cang Chải mạnh dạn đầu tư, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật để phát triển cây rau màu theo hướng an toàn.

Việc giảm 2% thuế VAT thúc đẩy sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp ở Yên Bái. (Ảnh: Sản xuất chế biến măng xuất khẩu tại Công ty cổ phần Yên Thành)

Thực hiện chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ giúp các doanh nghiệp Yên Bái thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển để đóng góp trở lại cho ngân sách Nhà nước cũng như nền kinh tế.

Giá vàng nhẫn tăng theo giá vàng thế giới.

Sáng nay (17/7), giá vàng nhẫn tiếp đà tăng mạnh theo giá vàng thế giới. Từ đầu năm đến nay, giá vàng nhẫn đã tăng 14 triệu đồng/lượng.

Ruộng bậc thang Khe Táu - tiềm năng lớn cho phát triển du lịch của Phong Dụ Thượng.

Xã Phong Dụ Thượng, huyện Văn Yên nằm trên thượng nguồn ngòi Hút và là xã vùng sâu của huyện nên giao thông không thuận lợi, đời sống nhân dân trước đây khó khăn về mọi mặt. Vậy mà, sau 13 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (XDNTM), xã đã vươn mình chuyển biến mạnh mẽ với hệ thống đường sá thuận tiện, sáng, xanh, sạch, đẹp hơn; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên, đưa bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục