Chính phủ yêu cầu 10 địa phương rút kinh nghiệm khi xin giảm dự toán vay lại

  • Cập nhật: Thứ sáu, 25/10/2024 | 3:03:39 PM

Chính phủ yêu cầu 10 địa phương đề xuất điều chỉnh dự toán vốn vay lại vì các lý do chủ quan nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác lập dự toán vốn vay lại, đảm bảo dự toán sát với khả năng triển khai thực tế của các dự án.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đó là một trong những nội dung đáng chú ý trong Tờ trình về việc điều chỉnh dự toán vốn vay lại năm 2024 của các địa phương vừa được Chính phủ gửi Quốc hội.

10 địa phương gồm: Điện Biên, Lạng Sơn, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Trà Vinh, Yên Bái. 

Tờ trình nêu rõ, tại Nghị quyết số 105/2023/QH15 về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2024, Quốc hội đã quyết nghị tổng dự toán vay của các địa phương năm 2024 là 30.619 tỷ đồng, trong đó, dự toán vay lại từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ là 14.716 tỷ đồng. Tính đến ngày 10/7, có 26 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại.

Để tạo điều kiện cho các địa phương sử dụng được tối đa nguồn vốn ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho các địa phương năm 2024, Chính phủ trình Quốc hội tăng dự toán vay lại của 7 địa phương gồm: Quảng Bình, Tây Ninh, Bạc Liêu, Bến Tre, Long An, Sóc Trăng, Vĩnh Long.

Đồng thời điều chỉnh giảm 406,035 tỷ đồng dự toán vốn vay lại của 12 địa phương gồm: Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Trà Vinh.

Với mức điều chỉnh như trên, tổng mức vay và mức bội chi của ngân sách địa phương vẫn nằm trong hạn mức đã được Quốc hội phê duyệt. Cụ thể, tổng hạn mức vay của các địa phương là 30.573 tỷ đồng, giảm 46 tỷ đồng so với phương án dự toán năm 2024 đã được Quốc hội thông qua; số bội chi ngân sách địa phương là 26.454 tỷ đồng, giảm 46 tỷ đồng; không địa phương nào vượt hạn mức dư nợ được phép theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

(Theo chinhphu.vn)

Các tin khác
Chị Khà Thị Hạnh - Phó Chủ tịch HĐQT Tây Bắc TV nhận chứng nhận Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024 tại Lễ tôn vinh do Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam tổ chức.

Tại lễ tôn vinh những sản phẩm đã có đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam, tỉnh Lai Châu có sản phẩm đạt "Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024" - viên Hà thủ ô mật ong vừng của Công ty Cổ phần truyền thông và Thương mại dịch vụ Tây Bắc TV (Tây Bắc TV) - phường Đoàn Kết, thành phố Lai Châu.

Các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại Diễn đàn.

Sau 6 năm triển khai Chương trình OCOP, toàn tỉnh Yên Bái có 248 sản phẩm OCOP còn hiệu lực. Các sản phẩm OCOP đã có sự khác biệt, mang đặc trưng riêng, nhiều sản phẩm có nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý.

Ông Trần Tường - Giám đốc HTX Cựu Chiến binh xã Hán Đà hướng dẫn người dân các thu hái chè theo đúng tiêu chuẩn.

Người trồng chè Hán Đà đã chủ động chuyển đổi, đầu tư cải tạo và thâm canh các diện tích chè bằng giống mới, quy trình kỹ thuật mới gắn với xây dựng các mô hình sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ, góp phần tạo vùng nguyên liệu bền vững, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập.

Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải tỉnh Yên Bái kiểm tra phương án tuyến dự án đường Yên Thế - Vĩnh Kiên (ĐT.170), đoạn  Yên Thế - Cảm Nhân.

Sở Giao thông vận tải Yên Bái đề nghị các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ thị, công điện, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Tỉnh ủy và UBND tỉnh cũng như tuân thủ các quy định về quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục