Yên Bái: Sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu cạnh tranh hội nhập

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/8/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Cùng với sự phát triển chung của các thành phần kinh tế cả nước, trong những năm qua, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

Đến nay, tỉnh có trên 700 doanh nghiệp và các hợp tác xã. Nhìn chung các doanh nghiệp phát triển khá nhanh về số lượng, chất lượng được nâng lên, ngành nghề kinh doanh được mở rộng, đóng góp trên 50% tổng thu ngân sách của tỉnh, góp phần giải phóng lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sự phân công lao động xã hội, xóa đói giảm nghèo, đồng thời giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 40 ngàn lao động.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn một số tồn tại đó là, các loại hình doanh nghiệp tuy tăng nhưng phát triển không bền vững, quy mô nhỏ bé, tốc độ phát triển chậm, hiệu quả thấp, thiết bị, công nghệ còn lạc hậu, còn lãng phí tài nguyên, chưa gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Trình độ quản lý và tay nghề của đội ngũ cán bộ, công nhân còn yếu, khả năng tiếp thu và năng lực cạnh tranh thấp, doanh thu và đóng góp vào ngân sách chưa cao. Thu nhập và đời sống của một bộ phận người lao động còn khó khăn. Một số doanh nghiệp chưa quan tâm đến quyền lợi và chế độ của người lao động.

Công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp còn nhiều yếu kém nhất là về hoạch địch cơ chế chính sách và định hướng phát triển cho doanh nghiệp. Thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà gây khó khăn cản trở sự phát triển của doanh nghiệp; những khó khăn vướng mắc của các doanh nghiệp về vốn, đất đai... chưa được tập trung giải quyết kịp thời. Công tác sắp xếp đổi mới doanh nghiệp đã đạt kết quả, tuy nhiên ở một số doanh nghiệp vẫn còn mang tính hình thức, chưa có sự đổi mới thực sự trong cơ chế quản lý và phân phối, nên chưa tạo được động lực cho doanh nghiệp phát triển. Hiệu quả thu hút vốn đầu tư còn thấp; sự yếu kém trong công tác quản lý dẫn đến kinh doanh thua lỗ, một số doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn. Việc thu hút các nguồn lực đầu tư nhất là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chưa có chuyển biến đáng kể.

Đất nước ta đang bước vào một thời kỳ mới, đó là thời kỳ hội nhập kinh tế toàn diện và sâu rộng hơn, thực hiện các cam kết quốc tế, khu vực và song phương. Đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp cận với công nghệ hiện đại, kỹ năng quản trị kinh doanh... song cũng đầy những khó khăn thách thức đó là môi trường cạnh tranh sẽ khốc liệt hơn. Vì vậy, để các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế tỉnh ta ngày một phát triển, đủ sức cạnh tranh góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, chúng ta cần phải tập trung vào một số giải pháp cơ bản như: xây dựng và ban hành cơ chế chính sách khuyến khích thu hút đầu tư thông thoáng nhưng không trái với quy định của pháp luật; tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng, xây dựng các khu, cụm sản xuất công nghiệp tập trung theo quy hoạch; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, đất đai, công nghệ, thông tin thị trường, các chương trình xúc tiến thương mại.

Cần khuyến khích và tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận với thị trường tài chính và tổ chức cơ cấu lại tài chính doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán để thu hút vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Tiếp tục thực hiện và hoàn thành sắp xếp đổi mới doanh nghiệp. Xem xét sáp nhập một số doanh nghiệp của tỉnh với các tập đoàn kinh tế lớn theo hướng phát triển cùng có lợi; thực hiện tốt chủ trương của Chính phủ về giải thể, bán khoán, cho thuê, đối với doanh nghiệp nhà nước bị thua lỗ kéo dài. Thực hiện điều chỉnh cơ cấu và quy mô sản xuất, xác định đúng đắn chiến lược sản phẩm có tiềm năng của tỉnh như chế biến chè, đá vôi trắng, khai thác chế biến quặng sắt... Tăng nhanh năng lực tài chính, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Cải tiến tổ chức sản xuất, tiết kiệm chi phí trung gian, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Khuyến khích các doanh nghiệp đổi mới nâng cao trình độ quản trị doanh nghiệp, củng cố chế độ hạch toán, kiểm toán nội bộ, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thiết lập mạng lưới kinh doanh, tăng cường liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu khoa học – công nghệ; coi trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp. Thực hiện các mô hình thuê giám đốc, thi tuyển giám đốc. Tôn vinh những doanh nhân sản xuất kinh doanh giỏi. Phát triển doanh nghiệp phải gắn với xây dựng nền tảng chính trị xã hội, bảo đảm quyền lợi và chế độ cho người lao động; xây dựng các tổ chức đoàn thể trong doanh nghiệp vững mạnh.

Đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả việc cải cách thủ tục hành chính ở các cấp, các ngành; bãi bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết. Triển khai thực hiện cơ chế “một cửa” giải quyết nhanh chóng các yêu cầu của doanh nghiệp và người dân; tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý có phẩm chất, năng lực và trình độ; xử lý nghiêm những cán bộ tiêu cực gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp và người dân.

Có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng hàng năm cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp, ngành, địa phương và doanh nghiệp. Đầu tư nâng cấp hệ thống các trường đào tạo kỹ thuật, dạy nghề và có chính sách hỗ trợ cho học sinh học nghề, đa dạng hóa ngành nghề gắn với thị trường, khuyến khích mở các trường dạy nghề tư thục.

Xây dựng và đổi mới phương thức lãnh đạo của các tổ chức cơ sở Đảng trong doanh nghiệp, phát huy quyền làm chủ của người lao động và vai trò của các tổ chức đoàn thể.

Vũ Khánh – Hà Hóa

Các tin khác
Năm 2007, huyện Văn Chấn đưa vào gieo ươm 1,8 triệu cây keo lai nhập giống từ Úc phục vụ cho trồng rừng kinh tế.

YBĐT - Thực hiện Đề án “Những nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị khu vực miền Tây tỉnh Yên Bái giai đoạn 2005- 2010”. năm 2006 UBND tỉnh đã giao chỉ tiêu kế hoạch và hỗ trợ vốn trồng rừng của huyện Văn Chấn là 3.000 ha, trong đó trồng rừng kinh tế vùng Mường Lò là 1.300 ha, trồng rừng tập trung tại Lâm trường Văn Chấn và Ngòi Lao là 1.210 ha, trồng rừng lâm nghiệp xã hội là 490 ha; tỉnh hỗ trợ mỗi ha 1 triệu đồng để nhân dân và doanh nghiệp trồng rừng.

Mô hình nuôi nhím của gia đình ông Lầu A Đáo (thị trấn Trạm Tấu). (Ảnh: Thế Quynh)

YBĐT - Thực hiện nghị quyết về triển khai các mô hình phát triển kinh tế của huyện Trạm Tấu, trong tháng 6/2007, Phòng Kinh tế huyện đã triển khai thử nghiệm mô hình nuôi nhím sinh sản. Bước đầu đã đầu tư mua 60 đôi nhím giống trị giá 450 triệu đồng của Trung tâm Nghiên cứu khoa học sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc, giao cho 51 hộ của thị trấn đảm nhận việc làm chuồng, chăn nuôi.

YBĐT - Là khâu đột phá để kinh tế phát triển nhanh và bền vững, công nghiệp Yên Bái được quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng và cả về đổi mới, đầu tư thiết bị hiện đại. Mặt khác, tỉnh cũng ban hành chính sách ưu đãi khuyễn khích đầu tư nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đầu tư dự án công nghiệp ở Yên Bái.

Sơ chế măng Bát độ ở xã Đào Thịnh (Trấn Yên). (Ảnh: Quang Thiều)

YBĐT - Từ đầu năm đến nay, huyện Trấn Yên (Yên Bái) đã trồng mới được 309,1 ha tre măng Bát độ, đạt 103% KH năm; tỷ lệ cây sống đạt trên 90%, nâng tổng diện tích toàn huyện lên 924,1 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục