Nậm Có phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/11/2024 | 8:13:39 AM

YênBái - Từ 1-2 chương trình cho vay tin dụng chính sách ban đầu, đến nay, trên địa bàn xã Nậm Có đã triển khai 10 chương trình với tổng dư nợ 56,3 tỷ đồng.

Cán bộ NHCSXH huyện Mù Cang Chải giải ngân vốn cho đối tượng tại xã Nậm Có.
Cán bộ NHCSXH huyện Mù Cang Chải giải ngân vốn cho đối tượng tại xã Nậm Có.


Gia đình ông Sùng A Già ở bản Đá Đen, xã Nậm Có, Mù Cang Chải quanh năm trông vào mấy sào lúa nương nên tằn tiện mới đủ ăn. Tuy nhiên, cuộc sống của gia đình thực sự khởi sắc khi ông được tiếp cận nguồn vốn chính sách để phát triển kinh tế. Năm 2018, được vay 30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện, cùng với vốn tích góp của gia đình, ông Già đầu tư 2 con trâu sinh sản. Sau 7 năm, đàn trâu đã tăng lên 6 con trâu, ông lại mua thêm 2 con bò. Đến năm 2023, gia đình ông đã trả hết nợ và tiếp tục làm thủ tục vay 60 triệu đồng để đầu tư mua thêm trâu, bò. Với phương châm "lấy ngắn nuôi dài", chịu khó lao động sản xuất, hiện nay, ông Già có 13 con trâu, bò, hàng năm cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng.
 
Ông Già cho biết: "Nhờ nguồn vay ưu đãi của từ NHCSXH huyện, gia đình tôi mới có điều kiện tăng gia sản xuất, cuộc sống khá giả hơn trước. Ngoài việc trả lãi hàng tháng theo đúng kỳ hạn, gia đình còn có ít tiền để gửi tiết kiệm, các con cháu được ăn học tốt hơn”.

Cũng như ông Già, cuối năm 2023, gia đình ông Sùng Bua Giàng cùng bản Đá Đen được tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) xét duyệt cho vay 100 triệu đồng thuộc chương trình hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn. Với số vốn trên, ông Giàng đã mua 6 con trâu để chăn nuôi và lấy sức kéo. Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm kết hợp  trồng rừng với chăn nuôi gia súc, gia cầm, đến nay, gia đình ông có 11 con trâu, bò, hàng trăm con gia cầm, tổng thu nhập đạt gần 120 triệu đồng/năm, giúp gia đình bớt khó khăn, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Ông Già, ông Giàng là hai trong hàng trăm hộ của xã Nậm Có đã phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách theo tinh thần Nghị định số 78/2022/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách. Xã có 1.746 hộ, 9.422 nhân khẩu, trên 98% hộ làm nông nghiệp nên đời sống người dân phụ thuộc rất nhiều vào đất đai, tư liệu sản xuất. Vì vậy, sự tiếp sức của đồng vốn tín dụng chính sách đặc biệt ý nghĩa với một xã vùng cao đặc biệt khó khăn gần 100% là đồng bào Mông như Nậm Có.

Ông Tô Văn Học - Chủ tịch UBND xã Nậm Có chia sẻ: "Những năm qua, UBND xã luôn phối hợp tốt với NHCSXH huyện triển khai các chương trình tín dụng chính sách. Từ 1-2 chương trình cho vay ban đầu, đến nay, trên địa bàn xã đã triển khai 10 chương trình với tổng dư nợ 56,3 tỷ đồng”.

Để triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng năm, xã đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, trưởng thôn, bản triển khai tuyên truyền chủ trương đường lối của Đảng, các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với nhân dân. Đặc biệt, phối hợp với NHCSXH huyện, các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp huyện chuyển tải kịp thời nguồn vốn đến hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. 

Cùng với đó, các thành viên trong Ban giảm nghèo xã luôn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nguồn vốn tín dụng ưu đãi nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời những tiêu cực; chỉ đạo trưởng thôn, bản nâng cao trách nhiệm giám sát nguồn vốn ưu đãi, bình xét cho vay đảm bảo đúng đối tượng được thụ hưởng và nêu kiến nghị, đề xuất giải pháp xử lý kịp thời khi có vướng mắc phát sinh. 

Hiện xã có 4 tổ chức đoàn thể gồm: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên đã ký hợp đồng ủy thác với NHCSXH huyện và quản lý 23 tổ TK&VV, 1.040 hộ vay vốn. Tổng dư nợ đến nay đạt trên 56 tỷ đồng. 

Các chương trình tín dụng trọng tâm như: cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo; cho vay hộ mới thoát nghèo; hộ gia đình sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn… đều có mức tăng trưởng cao, dư nợ cho vay bình quân được nâng lên; chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, toàn xã không có nợ quá hạn, nợ khoanh, các hộ vay sử dụng vốn có hiệu quả và chấp hành việc trả lãi hàng tháng, trả nợ gốc đúng hạn. Phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi, Nậm Có đã  giảm hộ nghèo năm 2020 từ 79% xuống còn 55% năm 2024. 

Văn Tuấn

Tags Nậm Có vay vốn giảm nghèo hộ nghèo Nghị định số 78 dư nợ

Các tin khác
Mô hình nuôi ba ba của người dân xã Cát Thịnh cho hiệu quả kinh tế cao.

Vốn tín dụng chính sách đã giúp các hộ vay ở Cát Thịnh chuyển đổi nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ với nhiều mô hình cho hiệu quả cao như: trồng rừng, nuôi ba ba gai, nuôi dúi, cầy hương, nuôi gà đen bản địa...

Công nhân Điện lực Yên Bình tuyên truyền, phổ biến biện pháp sử dụng điện an toàn, tiết kiệm tới khách hàng sử dụng điện.

Thời điểm này, nhu cầu sử dụng điện tăng cao do khách hàng sử dụng điện, nhất là các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh đều tăng tốc sản xuất để hoàn thành kế hoạch năm 2024 và phục vụ Lễ Noel, tết Dương lịch và tết Nguyên đán năm 2025 sắp tới. Để bảo đảm yêu cầu cung cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Yên Bái (PCYB) đã triển khai các phương án cấp điện linh hoạt, dồn sức thực hiện các công trình đầu tư phát triển hạ tầng lưới điện nhằm tăng cường thêm nguồn điện, đáp ứng kịp thời nhu cầu điện dùng cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

Đoạn đường liên vùng thuộc xã Bằng Giã, huyện Hạ Hòa cũng đã được đưa vào sử dụng.

Sở Giao thông Vận tải tỉnh Phú Thọ cho biết, dự án đường giao thông liên vùng kết nối đường Hồ Chí Minh với Quốc lộ 70B, Quốc lộ 32C tỉnh Phú Thọ đi tỉnh Yên Bái đã chính thức hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng…

Ảnh minh họa.

Dự kiến, từ năm sau, sẽ tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục