Trình Chính phủ 2 phương án về quyền mua bán xăng dầu của thương nhân phân phối

  • Cập nhật: Thứ hai, 25/11/2024 | 2:48:24 PM

Bộ Công Thương trình Chính phủ 2 phương án về quyền mua xăng dầu của thương nhân phân phối, thay vì chỉ đưa ra một phương án là không cho phép các thương nhân này mua bán xăng dầu với nhau.

Theo Bộ Công Thương, quy định hiện nay là cho phép thương nhân phân phối xăng dầu được mua xăng dầu của nhau.

Tuy nhiên, thực tế qua công tác kiểm tra, thanh tra và điều tra, các cơ quan chức năng đã chỉ ra một số bất cập của việc cho phép các thương nhân phân phối xăng dầu mua bán hàng lẫn nhau.

Đó là tạo ra nhiều tầng nấc trung gian trong khâu phân phối (thị trường thứ cấp) làm tăng thêm chi phí trong khâu này là một trong những nguyên nhân dẫn tới chiết khấu tại khâu bán lẻ ở mức thấp, không khuyến khích doanh nghiệp bán xăng dầu ra thị trường.

Việc mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu với nhau trên thực tế cũng khiến cho cùng một lượng xăng dầu đưa ra tiêu thụ trên thị trường nhưng đều nằm trong số liệu báo cáo tiêu thụ xăng dầu của nhiều thương nhân phân phối xăng dầu, tạo nên con số tiêu thụ "ảo" trên thị trường, gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm soát nguồn cung, điều tiết thị trường.

Mặt khác, việc thương nhân phân phối xăng dầu mua bán xăng dầu lẫn nhau như hiện nay, trên thực tế còn phục vụ mục đích kinh doanh tài chính của doanh nghiệp, tạo doanh thu cho thương nhân phân phối xăng dầu để chứng minh tài chính khi vay vốn ngân hàng, không đảm bảo đúng mục tiêu kinh doanh xăng dầu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Thực hiện ý kiến kết luận của các cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra, giảm tầng nấc trung gian trong khâu phân phối xăng dầu, dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu thiết kế theo hướng Bỏ quy định mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu với nhau, loại bỏ số liệu "ảo” về lượng xăng dầu tiêu thụ trên thị trường.

Cơ quan soạn thảo cho biết, đề xuất này giúp cho thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tính toán chính xác được lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước để mua từ các nhà sản xuất trong nước, nước ngoài phục vụ cho tiêu thụ trong nước.

Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước xác định được chính xác nhu cầu tiêu thụ trong nước để thực hiện phân giao tổng nguồn hàng năm cho các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện nhằm bảo đảm nguồn cung phục vụ tiêu thụ trong nước.

Tuy nhiên, qua quá trình lấy ý kiến về dự thảo Nghị định, nhiều thương nhân phân phối cho rằng: Bỏ quy định mua bán xăng dầu giữa các thương nhân phân phối xăng dầu với nhau là hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ, là phân biệt đối xử, tạo lợi thế kinh doanh cho các doanh nghiệp có vị thế độc quyền…

Các thương nhân phân phối xăng dầu đề nghị tiếp tục quy định thương nhân phân phối xăng dầu được quyền mua bán xăng dầu với nhau như hiện tại.

Quy định này sẽ tạo thêm nguồn hàng cung ứng cho các thương nhân phân phối xăng dầu khác và thương nhân bán lẻ trong trường hợp nguồn cung xăng dầu từ thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu gặp sự cố đột ngột, trong khi lượng xăng dầu của thương nhân phân phối đã mua còn tồn nhiều, ngoài ra còn tạo điều kiện đa dạng hóa hệ thống phân phối, đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường.

Bộ Công Thương nhấn mạnh quan điểm cho rằng việc thương nhân phân phối xăng dầu mua bán xăng dầu lẫn nhau không tạo ra nguồn cung mới cho thị trường do trách nhiệm đảm bảo nguồn cung thuộc về thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu; trong khi việc thương nhân phân phối xăng dầu không được mua bán xăng dầu lẫn nhau cũng không làm mất đi tính cạnh tranh trên thị trường.

Các thương nhân trong từng phân khúc thị trường vẫn tự do cạnh tranh với nhau. Đồng thời, quy định này cũng tạo động lực cho thương nhân phát triển hướng tới phân khúc thị trường cao hơn.

Hơn nữa, việc thêm tầng nấc trung gian sẽ làm tăng thêm chi phí trong khâu này dẫn tới chiết khấu tại khâu bán lẻ ở mức thấp, đồng thời khó kiểm soát nguồn cung.

Tuy nhiên, Bộ Công Thương tiếp thu ý kiến của các thương nhân, đã trình Chính phủ 2 phương án:

Phương án 1: Dự thảo Nghị định quy định thương nhân phân phối xăng dầu không được mua bán xăng dầu với nhau, chỉ được mua xăng dầu từ các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Ưu điểm của phương án này được cơ quan soạn thảo nêu như trên, còn nhược điểm là có thể có yếu tố hạn chế cạnh tranh trên thị trường hơn, thương nhân phân phối xăng dầu cho rằng bị phân biệt đối xử. Tuy nhiên, thương nhân phân phối hoàn toàn có thể trở thành thương nhân đầu mối nếu có nhu cầu và đáp ứng các quy định.

Phương án 2: Dự thảo Nghị định tiếp tục quy định thương nhân phân phối xăng dầu được quyền mua bán xăng dầu với nhau như hiện tại.

Ưu điểm của phương án này là phù hợp với kiến nghị của các thương nhân phân phối xăng dầu, tạo điều kiện đa dạng hóa hệ thống phân phối xăng dầu. Tuy nhiên, nhược điểm của phương án là có thể dẫn tới số liệu "ảo” và doanh nghiệp hạn chế bán hàng do bị giảm chiết khấu.

(Theo ANTĐ)

Các tin khác
Diện mạo mới ở thôn Đại Thắng, xã Đại Phác, huyện Văn Yên.

Huyện Văn Yên đang từng ngày đổi thay mạnh mẽ, đặc biệt là tại các thôn, xã vùng cao - những điểm sáng tiêu biểu trong hành trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM). Sự thay đổi này không chỉ mang lại sự giàu có vật chất mà còn thể hiện rõ nét tinh thần đoàn kết, chủ động trong việc chuyển đổi sản xuất của đồng bào.

Lãnh đạo UBND huyện Yên Bình chúc mừng thôn Tân Minh, xã Mông Sơn về đích nông thôn mới kiểu mẫu.

Huyện Yên Bình tiếp tục khẳng định sự quyết tâm trong xây dựng nông thôn mới (NTM) khi từ đầu năm đến nay đã có thêm 18 thôn được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, nâng tổng số toàn huyện lên 35 thôn NTM kiểu mẫu, đạt 64,3% kế hoạch năm.

Cán bộ NHCSXH huyện Mù Cang Chải giải ngân vốn cho đối tượng tại xã Nậm Có.

Từ 1-2 chương trình cho vay tin dụng chính sách ban đầu, đến nay, trên địa bàn xã Nậm Có đã triển khai 10 chương trình với tổng dư nợ 56,3 tỷ đồng.

Mô hình nuôi ba ba của người dân xã Cát Thịnh cho hiệu quả kinh tế cao.

Vốn tín dụng chính sách đã giúp các hộ vay ở Cát Thịnh chuyển đổi nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ với nhiều mô hình cho hiệu quả cao như: trồng rừng, nuôi ba ba gai, nuôi dúi, cầy hương, nuôi gà đen bản địa...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục