Yên Bái thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững

  • Cập nhật: Thứ tư, 27/11/2024 | 8:16:44 AM

YênBái - Song song với tạo ra những nông sản chất lượng, những vùng chuyên canh lớn, một trong những thành tựu nổi bật của nông dân Yên Bái là đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang mô hình sản xuất hàng hóa.

Mô hình trồng ớt xuất khẩu ở thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống người dân.
Mô hình trồng ớt xuất khẩu ở thị trấn Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống người dân.

Trước đây, phần lớn nông dân Yên Bái sống dựa vào các hoạt động nông nghiệp truyền thống như: trồng lúa, ngô và chăn nuôi nhỏ lẻ. Tuy nhiên, với sự quan tâm, hỗ trợ của tỉnh và sự nỗ lực không ngừng vươn lên của các hộ nông dân, đến nay, kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều khởi sắc.

Để hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, các tổ chức đoàn thể, ngành chức năng của tỉnh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; tăng cường kết nối với các doanh nghiệp, tổ chức thương mại để tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp. 

Qua đó, không chỉ tạo điều kiện cho các sản phẩm nông sản của tỉnh như: chè Shan tuyết, quế, măng và một số mặt hàng đặc sản khác có mặt trên thị trường trong và ngoài nước mà còn tạo động lực để nông dân tích cực, chủ động hơn trong việc khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương; tham gia vào các đề án phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp của tỉnh. 

Một trong những thành công điển hình của tỉnh trong những năm qua là đã nhân rộng thành công mô hình trồng quế từ huyện Văn Yên ra nhiều địa phương trong tỉnh. Cây quế giờ đây không chỉ là cây trồng truyền thống của nông dân nhiều xã trong tỉnh mà còn là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Thông qua các biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật và mở rộng diện tích trồng, các hộ nông dân đã biết tận dụng tối đa giá trị kinh tế từ cây quế để tạo ra các sản phẩm đa dạng phục vụ thị trường như: bột quế, tinh dầu quế, trà quế, quế bào ống điếu, quế thuốc lá… 

Chị Nguyễn Thị Lan - nông dân xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên bày tỏ: "Trước đây, gia đình tôi chỉ dựa vào trồng lúa, trồng ngô nên kinh tế gia đình rất khó khăn. Từ khi chuyển sang trồng quế, thu nhập đã cải thiện rõ rệt. Nhờ đó, chúng tôi có thể đầu tư cho con cái học hành, mua sắm được nhiều vật dụng tiện ích trong gia đình và xây dựng được nhà cửa khang trang”. 

Song song với tạo ra những nông sản chất lượng, những vùng chuyên canh lớn, một trong những thành tựu nổi bật của nông dân Yên Bái là đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang mô hình sản xuất hàng hóa. Việc áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất, thay thế những công cụ thô sơ và các phương pháp canh tác cũ bằng máy móc hiện đại đã giúp tăng năng suất lao động và giảm thiểu chi phí sản xuất. 

Các nông sản như: măng tre Bát độ, gạo Séng Cù, chè Shan tuyết Suối Giàng, miến đao Giới Phiên… đã được nâng cao chất lượng thông qua quy trình sản xuất tiêu chuẩn và được đưa vào các chuỗi cung ứng có thương hiệu. Các sản phẩm này không chỉ có mặt tại các chợ địa phương mà còn xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, mở ra cơ hội phát triển kinh tế bền vững. Năm 2023, lũy kế toàn tỉnh có 234 sản phẩm OCOP; trong đó, có 25 sản phẩm 4 sao, 209 sản phẩm 3 sao. 

Các sản phẩm đã có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện, quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đến nay, tỉnh có trên 23.096,2 ha rừng được cấp chứng chỉ FSC, quế hữu cơ; cấp được 77 mã số vùng trồng phục vụ tiêu thụ nội địa và xuất khẩu…

Bên cạnh những thành tựu đạt được, hiện nay, nông dân Yên Bái cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như biến đổi khí hậu, giá cả thị trường bấp bênh, sự cạnh tranh khốc liệt từ các vùng sản xuất khác… Song, với sự hỗ trợ từ chính quyền, sự tích cực, chủ động liên kết "4 nhà” trong sản xuất nông nghiệp và có các hướng đi mới trong phát triển sản xuất theo hướng nông nghiệp hữu cơ; phát triển thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm đặc trưng; ứng dụng công nghệ số trong sản xuất và quản lý…, tin tưởng, nông nghiệp, nông thôn, nông dân Yên Bái sẽ tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trong giai đoạn mới.

Hiện tại, Yên Bái hình thành các vùng đặc sản, phát triển cả về số lượng và chất lượng như: vịt bầu Lâm Thượng đạt 122.700 con, gà đen vùng cao đạt 151.000 con, lợn bản địa đạt 92.000 con, vùng cây dược liệu đạt 4.000 ha, vùng chè Shan hữu cơ 1.200 ha, sản lượng đạt 2.000 tấn; vùng bưởi Đại Minh 1.000 ha, sản lượng đạt 10.000 tấn... 

Hồng Oanh

Tags Yên Bái nông nghiệp bền vững

Các tin khác
Đến nay, tổng đàn gia súc chính tỉnh Yên Bái đạt 309.700 con, bằng 97,1% kế hoạch. (Trong ảnh: Nông dân xã Tân Hợp, huyện Văn Yên chăm sóc đàn dê của gia đình).

Tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2024 của tỉnh Yên Bái ước đạt 5,63% với nhiều chỉ tiêu tăng khá.

Đến tháng 11 năm 2024, tỉnh Yên Bái đã kiên cố hóa 418,46 km/400 km đường giao thông nông thôn, đạt 104,6% kế hoạch theo Chương trình hành động số 188 của Tỉnh ủy giao.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Hạnh Phúc giởi thiệu với các đại biểu về các sản phẩm của tỉnh Yên Bái tham gia Hội chợ

Nằm trong chuỗi các sự kiện tại Hội nghị hợp tác hành lang kinh tế 5 tỉnh, thành phố Việt – Trung lần thứ XI tổ chức tại tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, ngày 26/11, tại huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã diễn ra Lễ khai mạc Hội chợ Kinh tế thương mại và du lịch biên giới Trung - Việt (Hồng Hà) năm 2024 với chủ đề “Phát triển cùng chia sẻ - hợp tác cùng hưởng lợi”.

Cán bộ ngành điện Yên Bái tuyên truyền về an toàn điện và tiết kiệm điện đến từng người dân

Công ty Điện lực Yên Bái linh hoạt các hình thức tuyên truyền, thường xuyên lồng ghép các chương trình sửa chữa, tư vấn sử dụng điện tiết kiệm cho hộ gia đình, khuyến khích khách hàng sử dụng các thiết bị tốn ít điện năng nhằm thực hiện tốt mục tiêu hàng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ toàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục