Mồ Dề chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi

  • Cập nhật: Thứ bảy, 30/11/2024 | 7:36:25 AM

YênBái - Với phương châm “Phòng là chính; người dân, tại bản là chính”, xã vùng cao Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải đang tập trung tuyên truyền, vận động người dân chủ động phòng, chống đói, rét và dịch bệnh, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho đàn vật nuôi khi mùa đông thực sự bắt đầu.

Đàn trâu, bò của gia đình Sùng A Ảnh, ở bản Nả Háng được nuôi nhốt, che chắn chuồng trại để phòng chống rét.
Đàn trâu, bò của gia đình Sùng A Ảnh, ở bản Nả Háng được nuôi nhốt, che chắn chuồng trại để phòng chống rét.

Mồ Dề là xã đặc biệt khó khăn của huyện vùng cao Mù Cang Chải. Toàn xã có 8 bản, 874 hộ với 4.916 nhân khẩu, trong đó dân tộc Mông chiếm 99,5%,;đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi gia súc. Do vậy, để duy trì ổn định và phát triển chăn nuôi một cách bền vững, cấp ủy, chính quyền xã Mồ Dề đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân đầu tư phát triển mở rộng quy mô, xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc theo hướng hàng hóa. 

Từ đầu năm 2024 đến nay, xã đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổ chức nghiệm thu được 2 đợt và chi trả kinh phí hỗ trợ cho 38 mô hình chăn nuôi theo Nghị quyết 69 của HĐND tỉnh. Trong đó, có 22 mô hình chăn nuôi trâu, bò; lợn 13 mô hình và chăn nuôi dê là 3 mô hình, với tổng kinh phí hỗ trợ 879 triệu đồng. Nhờ đó đến nay, toàn xã hiện có 8.731/8.544 con gia súc, đạt 102,2% kế hoạch huyện và xã giao và tổng đàn gia cầm đạt 18.260 con. 

Những ngày này, mùa đông đã thực sự bắt đầu và dự báo rét đậm hơn trong tuần tới. Ông Hảng Đình Thu - Chủ tịch UBND xã Mồ Dề cho biết: "Để phòng, chống đói rét và dịch bệnh cho đàn gia súc, ngay từ cuối tháng 10, UBND xã đã ban hành Kế hoạch tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong công tác phòng, chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Đông xuân; phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng từng cán bộ phụ trách bản, cán bộ, công chức, thành viên Ban chỉ đạo phòng chống đói rét, trưởng các bản thường xuyên bám nắm địa bàn, tăng cường kiểm tra, tuyên truyền, vận động các hộ chăn nuôi chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống đói rét và dịch bệnh cho đàn gia súc với phương châm "Phòng là chính; người dân, tại bản là chính”.

Cùng đó, chính quyền và cán bộ chuyên môn hướng dẫn nhân dân chủ động sửa sang chuồng trại đảm bảo "3 cứng”; tích cực trồng cỏ, dự trữ thức ăn; hướng dẫn nhân dân chủ động che chắn chuồng trại, không thả rông gia súc, không đưa trâu bò ra ruộng làm việc trong những ngày rét đậm, rét hại.

Trưởng bản Nả Háng- Sùng A Lử cho hay, cả bản có tổng đàn gia súc trên 1.400 con; trong đó trâu 186 con, bò 110 con, lợn trên 1.120 con. Để bảo vệ đàn vật nuôi, bản đã kiện toàn Ban chỉ đạo, xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cho các thành viên tại các chi hội đoàn thể tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức, thông qua các cuộc họp bản để triển khai khai kế hoạch của xã; tăng cường kiểm tra, rà soát, hướng dẫn những hộ chăn nuôi chưa có chuồng hoặc những hộ có chuồng nhưng chưa đảm báo trú, tránh rét thực hiện việc tu sửa, che chắn chuồng trại nuôi; xây dựng quy ước, hương ước của bản để thực hiện các quy định về chăn nuôi, vệ sinh môi trường và các biện pháp phòng, chống đói rét và dịch bệnh gia súc, gia cầm…

Là một trong những điển hình phát triển chăn nuôi ở xã Mồ Dề, gia đình anh Sùng A Ảnh, ở bản Nả Háng đã đầu tư xây dựng chuồng trại nuôi 5 con trâu và 7 con bò. Với kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi nên khi chớm đông là gia đình anh đã chuẩn bị bạt che chắn chuồng trại, dự trữ thức ăn cho gia súc. 

Anh Hảng chia sẻ: "Hơn chục con trâu, bò đây là tài sản lớn của cả gia đình nên tôi thường nghe và làm theo chỉ đạo, hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với từng loại vật nuôi; chủ động thu gom rơm rạ để làm thức ăn dự trữ cho trâu, bò trong mùa đông; chuẩn bị nguồn thức ăn tinh bổ sung để tăng cường sức đề kháng; tiêm phòng dịch bệnh đầy đủ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn nên mấy năm nay đàn gia súc không bị đói, rét và dịch bệnh”.

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, vụ đông xuân năm 2024 – 2025, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh cao điểm trong tháng 12/2024 và tháng 1/2025 gây ra các đợt rét đậm, rét hại kéo dài; đặc biệt tại các khu vực vùng núi phía Bắc, kèm theo hiện tượng sương muối, băng giá… Do vậy, các huyện vùng cao như Mù Cang Chải, Trạm Tấu, người dân cần đặc biệt chủ động theo sát diễn biến tình hình thời tiết để phòng, chống đói rét và dịch bệnh cho đàn gia súc nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Đức Toàn

Tags Mồ Dề chống rét ật nuôi

Các tin khác

Chiều nay - 29/11, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên (giai đoạn I).

Toàn cảnh Hội nghị.

Tại Hội nghị kết nối giao thương trực tuyến giữa doanh nghiệp Yên Bái với hệ thống Thương vụ và các đối tác, doanh nghiệp khu vực châu Á năm 2024; các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Yên Bái được kết nối trực tuyến với các Thương vụ của Việt Nam, đồng thời làm việc trực tiếp với trên 20 nhà nhập khẩu tại các nước: Ấn Độ, Hàn Quốc, Philippines, Pakistan.

Giá vàng nhẫn nơi tăng nơi giảm chiều bán.

Sáng 29-11, giá USD giảm thêm hơn 20 đồng, trong khi giá vàng miếng SJC tăng 200.000 đồng/lượng mỗi chiều so với cuối ngày hôm trước.

Cán bộ kiểm lâm Yên Bái tuyên truyền, hỗ trợ người dân cấp mã số vùng trồng rừng.

Yên Bái là 1 trong 5 tỉnh phía Bắc được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chọn thí điểm triển khai cấp mã số vùng trồng rừng. Việc minh bạch chuỗi cung gỗ bằng mã số vùng trồng rừng chính là tạo tấm vé thông hành cho sản phẩm ngành gỗ Yên Bái vươn ra thị trường thế giới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục