Yên Thái (Văn Yên): Nhiều giải pháp phát triển kinh tế

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/8/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Mấy năm về trước xã Yên Thái, huyện Văn Yên (Yên Bái), vốn là một xã nghèo của huyện. Song, nhờ sự lãnh chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự nỗ lực của bà con nhân dân thông qua nhiều giải pháp tích cực trong phát triển kinh tế xã hội, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, cái đói, cái nghèo đang từng ngày lùi xa.

Một trong những giải pháp chủ đạo được xác định trong phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo tiến tới làm giầu là làm tốt công tác quy hoạch và phân vùng phát triển kinh tế. Toàn xã có 7 thôn thì có 3 thôn vùng ba gồm: thôn Quẽ Trong, Hợp Thành và Thôn Trạng. Đây là những thôn có lợi thế về đất rừng và rừng nhưng cũng là nơi cư ngụ của 100% đồng bào dân tộc Dao, trình độ nhận thức còn hạn chế cũng như không tiếp cận được với nguồn vốn, khoa học kỹ thuật nên người dân chủ yếu lấy khai thác, chặt phá là chính chứ không hề trồng và tu bổ rừng.

Trước thực trạng đó, Đảng bộ đã tích cực vận động nhân dân phát triển kinh tế bằng nghề rừng và trước tiên là phải giảm phát nương làm rẫy, đưa giống cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao mà chu kỳ khai thác ngắn vào trồng; tiến hành giao toàn bộ diện tích rừng phòng hộ, rừng khoanh nuôi sau nương rẫy cho các hộ quản lý, khoanh nuôi; tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn trồng cây nguyên liệu giấy gồm: keo, bồ đề. Cứ như vậy, dần dần mỗi năm có hàng chục ha cây nguyên liệu, quế được trồng tạo thành khu rừng kinh tế. Những diện tích đất men theo triền đồi có độ dốc vừa phải được bà con trồng chè. Đến nay toàn bộ diện tích đất trống đồi núi trọc ở ba thôn này đã được phủ xanh bằng cây nguyên liệu giấy và cây quế, nhiều diện tích đã đến kỳ khai thác.

Bên cạnh đó, xã phối hợp với cán bộ khuyến nông huyện tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh lúa nước, đưa giống lúa lai năng suất cao vào gieo cấy hết diện tích. Nhờ vậy, cuộc sống nâng lên, nhiều hộ đã thoát được nghèo và có cuộc sống khá giả hơn trước rất nhiều.

Mấy năm trước nhiều người còn nghĩ không biết đến bao giờ người Dao ở thôn Hợp Thành, Trạng và Quẽ Trong có nhà xây, xe máy, ti vi mầu. Nhưng giờ những thứ đó không còn là chuyện hiếm. Cái lo lớn nhất ở những làng Dao này là lương thực, thì nay đã cơ bản được đảm bảo và tới đây hàng trăm ha rừng nguyên liệu đến kỳ khai thác cuộc sống bà con sẽ còn khá giả hơn nhiều.

Đối với các thôn vùng ngoài thì xã vận động tập trung đầu tư thâm canh trên 80 ha lúa nước tạo năng suất, sản lượng cao và từng bước hình thành vùng lúa chất lượng cao để biến thành hàng hóa; áp dụng biện pháp kỹ thuật vào sản xuất như làm mạ ném, bón phân cân đối và tăng cường phòng trừ sâu bệnh.

Mặt khác huy động hàng ngàn ngày công nạo vét kênh mương nội đồng đảm bảo 100% diện tích được tưới nước chủ động. Bằng những giải pháp cụ thể trên, năng suất lúa Yên Thái ngày một tăng và từ một xã có năng suất lúa thấp trở thành xã có năng suất lúa luôn dẫn đầu huyện; bình quân lương thực đạt 450 kg/người/năm và còn có một khối lượng lớn lúa hàng hóa chất lượng cao cung cấp cho thị trường.

Vừa phát triển cây lúa xã vừa vận động nhân dân tận dụng đất đồi, đất vườn nhà trồng sắn cung ứng cho nhà máy chế biến. Sắn không phải là loại cây xa lạ với bà con song trồng với khối lượng lớn, tạo giá trị kinh tế cao thì không phải hộ dân nào cũng làm được. Xã lại phối hợp với cán bộ khuyến nông xuống từng hộ dân hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh sắn cao sản. Năm 2002, bà con nhân dân trồng được 100 ha sắn trong đó có 80 ha sắn cao sản và cho sản lượng trên 3 ngàn tấn sắn củ đem về cho người dân gần một tỷ đồng. Vì vậy, từ năm 2003 đến nay diện tích sắn của xã luôn ổn định ở mức 300 ha trong đó có 260 ha sắn cao sản, cùng với áp dụng kỹ thuật vào thâm canh sắn đã đạt năng suất 30 tấn/ha. Chỉ tính riêng trồng sắn và thu nhập từ sắn mỗi năm cũng đem về cho nhân dân không dưới 4 tỷ đồng.

Bằng những giải pháp và hướng đi phù hợp, kinh tế - xã hội nơi đây đã nhiều khởi sắc, số hộ đói nghèo giảm còn chưa đầy 5 %, 15% số hộ có nhà xây kiên cố, 50% số hộ có xe máy và nhiều hộ dân đã có thu nhập từ 40-100 triệu đồng/năm. Quan trọng hơn là đã hình thành được những vùng kinh tế tạo thành nền tảng vững chắc cho Yên Thái phát triển.

Thanh Phúc  

Các tin khác
Lãnh đạo NHCSXH tỉnh và huyện trao đổi hướng làm ăn mới với gia đình anh Háng Súa Già - bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải. (Ảnh: Q.T)

YBĐT - Ngày nay, diện mạo huyện Mù Cang Chải đã thay da đổi thịt, cuộc sống của người dân khá hơn, cái đói, cái nghèo đang dần khép lại. Đạt được kết quả đó có sự lãnh chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Mù Cang Chải, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện.

YBĐT - Cuộc sống người dân xã Động Quan, huyện Lục Yên (Yên Bái) trước đây hết sức khó khăn, do ruộng nước ít, và chủ yếu chỉ trông vào cây lúa. Xã nằm dọc quốc lộ 70 nhưng có tới 82% là người dân tộc thiểu số, trong đó có 53% là dân tộc Dao trắng còn lại là Tày, Nùng và họ khá lạ lẫm với cây chè. Nhưng hôm nay, cây chè giống mới đã dần khẳng định là cứu cánh giúp nhiều hộ dân xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu.

Nông dân xã Khánh Thiện (Lục Yên) đào ao nuôi cá bỗng (một loại cá đặc sản) mang lại hiệu quả kinh tế cao.    (Ảnh: Hoàng Nhâm)

YBĐT - Xác định rõ những tồn tại thuộc về trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền xã, những năm gần đây đội ngũ lãnh đạo xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã không ngừng cố gắng chỉ đạo xây dựng các mô hình kinh tế hộ, tập trung chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa các loại cây con giống mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Vì thế, chỉ trong một thời gian ngắn Khánh Thiện đã có những bước chuyển biến nhanh trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Thảo qua đang thu hẹp diện tích rừng tự nhiên ở nhiều xã vùng cao Yên Bái.

YBĐT - Theo báo cáo điều tra của Hạt Kiểm lâm Mù Cang Chải, toàn huyện có 805,72 ha thảo quả, trong đó tập trung nhiều nhất ở các xã: Cao Phạ 212 ha, Khao Mang 119,21 ha, Chế Cu Nha 100,72 ha, La Pán Tẩn 187,67 ha. Do có giá trị kinh tế cao nên diện tích trồng thảo quả không ngừng gia tăng trong những năm gần đây, khiến diện tích rừng tự nhiên ngày càng thu hẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục