Bao giờ Nghĩa Sơn hết nghèo?

  • Cập nhật: Thứ hai, 13/8/2007 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Từ Nghĩa Lộ, vượt qua đỉnh Pú Lo theo con đường lổn nhổn đất đá do đang được thi công, chúng tôi vào Nghĩa Sơn - một xã vùng cao của huyện Văn Chấn.

Đường vào Nghĩa Sơn được mở đem lại hy vọng cho người dân nơi đây.
Đường vào Nghĩa Sơn được mở đem lại hy vọng cho người dân nơi đây.

Cách thị xã Nghĩa Lộ hơn chục phút chạy xe máy mà cảm nhận về vùng đất này thật khác biệt. Những đám ruộng bậc thang loen hoen trên những lưng đồi. Không có hình ảnh con đường mới mở và những công trình như trụ sở UBND, trường tiểu học, trạm y tế, bưu điện xã... thì nơi này chẳng khác gì vùng đất hoang sơ.

Biết chúng tôi có ý định tìm hiểu về cuộc sống, nét văn hóa đặc sắc của người Khơ Mú tại địa phương, Chủ tịch UBND xã - Phan Trọng Bình lắc đầu: "Thời điểm này bà con đều đi làm thuê kiếm sống, gặp được họ khó lắm! Đúng như lời đồng chí Chủ tịch xã những ngày này thôn Nậm Tập, Bản Noọng, Noong Khoang ở Nghĩa Sơn đều vắng bóng người. Bởi những người có sức lao động đều rời bản tìm  một công việc gì đó để nuôi sống gia đình và bản thân. Những công việc có thể đem lại cho họ bát cơm, ấy là vào rừng Túc Đán (Trạm Tấu) vác gỗ thuê cho bọn lâm tặc hay lang thang xuống thị xã Nghĩa Lộ để kiếm việc làm, nhiều người lần tìm mớ rau, con cá, vác củi... xuống chợ bán".

Chịu khổ, chịu khó lam làm như vậy nhưng số liệu mà đồng chí Chủ tịch UBND đưa ra xã thật đáng buồn: 314 hộ dân, 1473 nhân khẩu, người Khơ Mú 1100 người, Thái 223 người, Kinh 143 người và Mường 7 người sinh sống ở 6 thôn thì có tới 79,7 % hộ nghèo. Khó khăn nhất là thôn Ba Bể, thôn xa nhất với 47 hộ người Thái hoàn toàn là hộ nghèo. Và, theo đánh giá của lãnh đạo xã thì, do mất mùa vụ chiêm chắc chắn số hộ nghèo và cận nghèo có thể sẽ tăng lên. Vì vậy, trong dịp tết Nguyên đán và tháng 5  vừa rồi, xã đã phải nhận  22.270 kg gạo cứu đói cho 165 hộ , 830 khẩu.

Giáp ranh với thị xã Nghĩa Lộ  mà sao Nghĩa Sơn nghèo đói? Tìm hiểu được biết, bên cạnh nguyên nhân do người dân không có vốn để sản xuất phát triển kinh tế thì cả xã chỉ có 39 ha lúa nước không tập trung, đất đai kém mầu mỡ nên năng suất và sản lượng rất thấp, chỉ đạt 35 tạ/ha. Không những vậy, vụ chiêm này khi lúa trổ gặp thời tiết không thuận lợi nên giảm mất 0,5 tạ/ha.

Dưới sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền người dân cũng đã trồng thêm trên 10 ha đậu tương, 20 ha ngô, trên 45 ha sắn nhưng năng suất cũng không cao. Chăn nuôi cũng được phát triển nhưng vẫn theo hình thức chăn thả rông nên cũng chỉ đủ đảm bảo sức kéo mà chưa trở thành hàng hóa. Nhưng có lẽ nguyên nhân chính của sự nghèo khó này vẫn thuộc về phía chủ quan. Về vấn đề này, Bí thư Đảng ủy xã Mè Văn Lún thừa nhận: Hiện nay người dân vẫn đang trong tình trạng "Bóc ngắn cắn dài, chịu khổ không chịu khó".

Chịu khó lao động nhưng do  không biết tính toán làm ăn, làm đến đâu ăn hết đến đó, chưa tiếp thu cách làm ăn mới nên người dân Nghĩa Sơn nghèo. Điển hình như việc vận động nhân dân trồng rừng. Toàn xã có 268 ha rừng khoanh nuôi đã giao cho nhân dân chăm sóc bảo vệ, số diện tích còn lại khoảng  trên 100 ha có thể trồng rừng kinh tế. Trong năm 2006, nhân dân đã trồng được 50 ha keo, số diện tích còn lại khoảng 80 ha sẽ phấn đấu trồng trong năm nay.

Nhưng do chưa xác định được hướng đi chính giữa việc trồng rừng gắn với phát triển chăn nuôi, toàn xã có 300 con trâu bò vẫn còn tập tục nuôi theo hình thức thả rông phá rừng, nên người dân không mặn mà với việc trồng rừng. Để hoàn thành việc trồng rừng, chính quyền xã phải vận động, thuyết phục, giao kế hoạch cụ thể từng cơ sở thôn. Với kiểu gò ép như vậy, cho dù sẽ đảm bảo kế hoạch nhưng  chắc chắn  hiệu quả việc trồng rừng sẽ không cao.  

Để giải quyết những khó khăn trên, đã có những giải pháp được đưa ra, trong đó có việc đề nghị Nhà nước đầu tư xây dựng công trình thủy lợi từ đỉnh Thác Bay xuống khe Tạ Mông, Bản Noong. Theo tính toán, nếu có công trình thủy lợi người dân trong xã sẽ có thể khai hoang thêm 15 ha lúa ruộng. Dù Nhà nước có đầu tư thế nào thì để giải quyết bài toán "xóa đói giảm nghèo" điều trọng nhất cần  phải làm thay đổi tư duy bao cấp, cách sản xuất cũ, lạc hậu kém hiệu quả trong nười dân. Vì đến thời điểm này, trong nhận thức của nhiều người tư duy bao cấp vẫn còn quá nặng nề.

Bao giờ Nghĩa Sơn hết nghèo? Câu hỏi này chắc chưa có lời giải trong một sớm một chiều. Rời Nghĩa Sơn, điều an ủi nhất đối với chúng tôi  đó là thông tin: là con đường từ thị xã Nghĩa Lộ vào xã sẽ được bê tông hóa. Mong rằng, con đường tốt không chỉ giải quyết vấn đề giao thông đơn thuần mà còn làm thay đổi tư duy cho người dân vùng cao!

Trung Hiếu

Các tin khác

YBĐT - Mấy năm về trước xã Yên Thái, huyện Văn Yên (Yên Bái), vốn là một xã nghèo của huyện. Song, nhờ sự lãnh chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, sự nỗ lực của bà con nhân dân thông qua nhiều giải pháp tích cực trong phát triển kinh tế xã hội, bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi, cái đói, cái nghèo đang từng ngày lùi xa.

Lãnh đạo NHCSXH tỉnh và huyện trao đổi hướng làm ăn mới với gia đình anh Háng Súa Già - bản La Pán Tẩn, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải. (Ảnh: Q.T)

YBĐT - Ngày nay, diện mạo huyện Mù Cang Chải đã thay da đổi thịt, cuộc sống của người dân khá hơn, cái đói, cái nghèo đang dần khép lại. Đạt được kết quả đó có sự lãnh chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Mù Cang Chải, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện.

YBĐT - Cuộc sống người dân xã Động Quan, huyện Lục Yên (Yên Bái) trước đây hết sức khó khăn, do ruộng nước ít, và chủ yếu chỉ trông vào cây lúa. Xã nằm dọc quốc lộ 70 nhưng có tới 82% là người dân tộc thiểu số, trong đó có 53% là dân tộc Dao trắng còn lại là Tày, Nùng và họ khá lạ lẫm với cây chè. Nhưng hôm nay, cây chè giống mới đã dần khẳng định là cứu cánh giúp nhiều hộ dân xoá đói giảm nghèo vươn lên làm giàu.

Nông dân xã Khánh Thiện (Lục Yên) đào ao nuôi cá bỗng (một loại cá đặc sản) mang lại hiệu quả kinh tế cao.    (Ảnh: Hoàng Nhâm)

YBĐT - Xác định rõ những tồn tại thuộc về trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền xã, những năm gần đây đội ngũ lãnh đạo xã Khánh Thiện, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã không ngừng cố gắng chỉ đạo xây dựng các mô hình kinh tế hộ, tập trung chuyển giao khoa học kỹ thuật, đưa các loại cây con giống mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao vào sản xuất. Vì thế, chỉ trong một thời gian ngắn Khánh Thiện đã có những bước chuyển biến nhanh trong công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục