EU ban hành quy định mới về các biện pháp kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu

  • Cập nhật: Thứ bảy, 28/12/2024 | 8:43:57 AM

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU, Ủy ban châu Âu (EC) vừa ban hành quy định mới về kiểm soát chất lượng nông sản nhập khẩu, với những điều chỉnh đáng chú ý liên quan một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam, dự kiến sẽ có hiệu lực từ đầu năm sau.

Sơ chế thanh long xuất khẩu ở Tiền Giang.
Sơ chế thanh long xuất khẩu ở Tiền Giang.

Theo đó, ngày 18/12 vừa qua, EC đã ban hành Quy định số 2024/3153 về rà soát áp dụng các biện pháp tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ các thị trường bên ngoài vào Liên minh châu Âu (EU) theo quy định 2019/1793 và đưa ra quyết định đối với một số nông sản, thực phẩm có nguồn gốc từ Việt Nam.

Cụ thể, EC quyết định tăng tần suất kiểm tra đối với mặt hàng sầu riêng từ 10% lên 20%, đồng thời giữ nguyên quy định kiểm tra tại phụ lục I. Quyết định này được đưa ra do tỷ lệ cảnh báo về tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong các lô hàng sầu riêng xuất khẩu từ Việt Nam vẫn ở mức cao trong thời gian qua.

Đối với các mặt hàng thanh long, đậu bắp và ớt, EU duy trì tần suất kiểm tra tại biên giới lần lượt ở mức 30% đối với thanh long và 50% với đậu bắp và ớt, đồng thời, yêu cầu các lô hàng này phải kèm theo giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kết quả phân tích kiểm nghiệm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (theo quy định tại phụ lục II).

Lý do là các lô hàng xuất khẩu thuộc các nhóm sản phẩm này vẫn bị cảnh báo vi phạm quy định về mức dư lượng tối đa (MRL), do đó EU vẫn duy trì áp dụng biện pháp tăng cường kiểm tra như lần thông báo trước.

Quy định này có hiệu lực từ ngày 8/1/2025.

Đây là tín hiệu cho thấy EU đang siết chặt các biện pháp kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu, đặc biệt là hàng nông sản từ các nước ngoài EU, trong đó có Việt Nam.

Để duy trì và mở rộng thị phần tại thị trường này, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tránh các rủi ro bị trả lại hàng hoặc chịu chi phí kiểm tra cao.

Các cơ quan chức năng và ngành hàng trong nước cũng cần tăng cường phối hợp, nâng cao năng lực giám sát chuỗi cung ứng và tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp, bảo vệ thương hiệu nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

(Theo NDO)

Các tin khác
Ảnh minh họa.

Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố có cảng hàng không, sân bay đề nghị hỗ trợ triển khai các giải pháp phục vụ nhân dân dịp Tết.

LPBank triển khai gói giải pháp toàn diện dành cho cán bộ hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang

So với các sản phẩm tương tự của các ngân hàng khác, gói giải pháp của LPBank nổi bật với hạn mức vay thấu chi và thẻ tín dụng cao hơn, lãi suất cạnh tranh hơn và đa dạng về sản phẩm, dịch vụ đi kèm.

Các đại biểu dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Yên Bái

Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp Yên Bái đạt 3,56%, đứng thứ 5/14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, đứng thứ 24/63 tỉnh, thành phố cả nước. Cơ cấu nông, lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 21,62% trong cơ cấu GRDP của tỉnh.

Quang cảnh Hội nghị

Chiều 27/12, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN) định kỳ tháng 12 và tổng kết chương trình “Cà phê doanh nhân” năm 2024 với sự tham dự của gần 90 DN, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh cùng các sở, ngành liên quan.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục