Chính phủ quy định 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất

  • Cập nhật: Thứ ba, 14/1/2025 | 2:45:50 PM

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 03/2025/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất.

Nghị định quy định rõ 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà, đất gồm: giữ lại tiếp tục sử dụng; thu hồi; điều chuyển; chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý; tạm giữ lại tiếp tục sử dụng.

Theo Nghị định, việc giữ lại tiếp tục sử dụng được áp dụng đối với nhà, đất đang sử dụng phù hợp với mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển đổi công năng sử dụng của tài sản, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đầu tư xây dựng, mua sắm.

Cơ quan, tổ chức, đơn vị có nhà, đất được phê duyệt phương án giữ lại tiếp tục sử dụng có trách nhiệm quản lý, sử dụng nhà, đất theo đúng quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan.

Việc thu hồi nhà, đất được áp dụng trong các trường hợp sau: nhà, đất không sử dụng liên tục quá 12 tháng, trừ trường hợp đang triển khai thủ tục để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật mà không thuộc trường hợp thu hồi theo quy định của pháp luật về đất đai; tặng cho, góp vốn, cho mượn, cho thuê, liên doanh, liên kết, sử dụng nhà, đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định, trừ nhà, đất thuộc vụ việc đã được Tòa án nhân dân có thẩm quyền thụ lý; nhà, đất sử dụng không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ.

UBND cấp tỉnh (nơi có nhà, đất) ban hành quyết định thu hồi nhà, đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương và địa phương quản lý (bao gồm cả nhà, đất của địa phương khác trên địa bàn) sau khi cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án thu hồi.

Việc điều chuyển được áp dụng trong các trường hợp quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và thực hiện khi xác định được cụ thể đối tượng tiếp nhận. Trường hợp đối tượng tiếp nhận là cơ quan, tổ chức, đơn vị thì tại văn bản đề nghị tiếp nhận nhà, đất phải thuyết minh sự phù hợp của việc tiếp nhận nhà, đất với quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công.

Trường hợp điều chuyển nhà, đất sang doanh nghiệp thì chỉ điều chuyển sang doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ để làm văn phòng làm việc. Không điều chuyển nhà, đất sang doanh nghiệp để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở, kinh doanh bất động sản hoặc sử dụng nhà, đất đã tiếp nhận điều chuyển để sử dụng vào mục đích xây dựng nhà ở, kinh doanh bất động sản hoặc các mục đích khác (không phải để làm văn phòng làm việc).

Cũng theo nghị định, việc chuyển giao nhà, đất về địa phương quản lý, xử lý là việc chuyển giao nhà, đất từ cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý hoặc địa phương khác quản lý về UBND cấp tỉnh hoặc từ cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý về các cơ quan chức năng của địa phương (cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, tổ chức phát triển quỹ đất, tổ chức có chức năng quản lý, kinh doanh nhà địa phương, UBND cấp huyện, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện, UBND cấp xã) để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật.

Việc tạm giữ lại tiếp tục sử dụng được áp dụng đối với nhà, đất quy định tại nghị định này.

Sau khi hoàn thành việc di dời, chấm dứt việc sử dụng nhà, đất không đúng quy định thì cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo quy định tại nghị định này.

Nghị định cũng quy định rõ thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất.

(Theo SGGP)

Các tin khác
Người dân xã Thành Thịnh, huyện Trấn Yên khôi phục diện tích rau màu.

Năm 2024, huyện Trấn Yên đã hỗ trợ gần 14 tỷ đồng để khắc phục thiệt hại trong lĩnh vực nông nghiệp, trong đó: Đợt 1 hỗ trợ trên 13 tỷ đồng, bao gồm hỗ trợ cây trồng, cây rừng và chăn nuôi. Đợt 2 hỗ trợ trên 356 triệu đồng, chủ yếu hỗ trợ thiệt hại cây trồng và vườn ươm.

Vàng nhẫn điều chỉnh giảm tới 400.000 đồng/lượng.

Giá vàng thế giới hôm nay (14/1) mất đi 1% khi đồng USD tăng vọt lên mức cao nhất trong hơn 2 năm. Cùng chiều, giá vàng nhẫn trong nước quay đầu giảm với mức giảm cao nhất là 400.000 đồng/lượng, trong khi giá vàng miếng ổn định ở mức 84,8 - 86,8 triệu đồng/lượng.

Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tập trung chỉ đạo, điều hành, tăng trưởng GDP cả nước năm 2025 đạt ít nhất 8% và phấn đấu hai con số trong điều kiện thuận lợi hơn.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.

Đồng bào dân tộc Mông huyện Mù Cang Chải mạnh dạn phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng hàng hóa.

Với những hỗ trợ thiết thực từ Chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa hoặc đặc sản, hữu cơ theo Nghị quyết 69 ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh, đồng bào dân tộc thiểu số ở địa bàn vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh đã thay đổi rõ rệt về tư duy sản xuất, mạnh dạn đầu tư xây dựng các mô hình chăn nuôi hoàn chỉnh, tự tạo thu nhập tốt cho gia đình, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục