Trạm Tấu huy động hiệu quả các nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/3/2025 | 9:08:46 AM

YênBái - Trong thời gian qua, huyện Trạm Tấu đã tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án, chính sách hỗ trợ của tỉnh để xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội; tuyên truyền vận động nhân dân hiến đất để xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là công trình đường giao thông.

Trung tâm xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu được đầu tư xây dựng khang trang, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn miền núi
Trung tâm xã Làng Nhì, huyện Trạm Tấu được đầu tư xây dựng khang trang, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn miền núi

Trong giai đoạn 2020 – 2024, huyện Trạm Tấu đã hoàn thành 2 công trình giao thông trọng điểm là: kiên cố tuyến đường Trạm Tấu - Bắc Yên; nâng cấp kiên cố tuyến đường nối Quốc lộ 32 (thị xã Nghĩa Lộ) - Tỉnh lộ 174 (thị trấn Trạm Tấu). 

Ngoài ra, từ các nguồn vốn Chương trình MTQG, nguồn vốn hỗ trợ vùng đồng bào DTTS, huyện đã triển khai trên 123 công trình giao thông nông thôn với chiều dài gần 122 km; 6 công trình trụ sở cấp huyện; 8 công trình trụ sở UBND các xã; 28 nhà văn hóa thôn; trên 60 công trình thủy lợi, và các công trình công cộng khác với tổng mức đầu tư trên 910 tỷ đồng. 

Các công trình được đầu tư đã phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, làm thay đổi rõ diện mạo của huyện và trung tâm các xã. Đến nay, 100% xã có đường ô tô kiến cố đến trung tâm xã và 33/54 thôn có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa.

Trong giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn đã được đầu tư nhiều dự án cấp điện nông thôn cho 13 thôn, bản với tổng số tiền 87,7 tỷ đồng từ các nguồn chương trình mục tiêu quốc, nguồn vốn EU tài trợ... Nhờ đó, đến nay 100% số xã với trên 95% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. 

Trong thời gian tới, huyện Trạm Tấu tiếp tục huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển hệ thống hạ tầng giao thông để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. 

Ưu tiên nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông, trong đó tiếp tục đề nghị đầu tư nâng cấp tuyến đường Tỉnh lộ 174 (từ thị xã Nghĩa Lộ đến Trạm Tấu); từng bước đầu tư các tuyến đường kết nối liên vùng, liên xã như đường Trạm Tấu – Mường La (Sơn La); Bản Công - Chiềng Ân, Mường La (Sơn La); Trạm Tấu – Pá Lau...

Tiếp tục mở mới và kiên cố hóa các công trình thủy lợi, nước sạch, trường lớp học, trạm y tế; xây dựng công viên đồi thông Eo gió, Bến xe khách Trạm Tấu... Phối hợp, nâng cấp hạ tầng điện, hoàn thành mục tiêu đưa điện lưới quốc gia và các nguồn điện phù hợp đến các thôn, bản, chòm dân cư chưa có điện, phấn đấu 99% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các dạng năng lượng an toàn khác.
 
Rà soát, bổ sung, tăng cường quản lý quy hoạch xây dựng đô thị - nông thôn gắn với công tác quản lý, sử dụng đất đai. Nghiên cứu rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mở rộng địa giới hành chính thị trấn Trạm Tấu và trung tâm các xã. Phấn đấu đến 2030, tỷ lệ đô thị hóa trên địa bàn huyện đạt 8,7%; 100% các hộ dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung; 70% đường ô tô đến các thôn được cứng hóa; 100% trường lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố.

Mạnh Cường 

Tags Yên Bái Trạm Tấu hạ tầng giao thông nguồn lực đầu tư

Các tin khác
Tre măng Bát độ được Đảng bộ xã Việt Hồng xác định là cây trồng chủ lực của người dân.

Năm 2019, xã Việt Hồng, huyện Trấn Yên đạt tiêu chí xã nông thôn mới (NTM). Thời điểm này, 5/6 thôn trong xã đã đạt tiêu chí “NTM kiểu mẫu” và xã phấn đấu cả 6 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào thời điểm 30/6/2025. Mặc dù vậy, trên lĩnh vực kinh tế, Việt Hồng vẫn chưa có sự bứt phá rõ nét. Do vậy, Đảng bộ đang quyết tâm lãnh đạo phát triển kinh tế bằng những đột phá mới.

Hộ chăn nuôi lợn ở xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái phun thuốc khử trùng, tiêu độc trên đàn vật nuôi. (Ảnh tư liệu)

Thời điểm giao mùa, thành phố Yên Bái đang tăng cường chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các xã, phường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Đặc biệt, những ngày này, người chăn nuôi đang tích cực tái đàn nhằm bảo đảm duy trì số đầu đàn và nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Vì vậy, việc tuyên truyền, kiểm soát phòng, chống dịch bệnh càng cần thiết, đảm bảo để ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

Sản xuất, chế biến chè tại Hợp tác xã Trà Shan tuyết Phình Hồ, huyện Trạm Tấu.

Năm 2025, huyện Trạm Tấu phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 576,0 tỷ đồng.

Trồng dâu, nuôi tằm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho người dân địa phương.

Thời gian qua, huyện Trấn Yên đã hình thành các vùng nguyên liệu chuyên canh các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản của huyện gắn với các chuỗi liên kết giá trị tiếp tục được mở rộng về quy mô, diện tích.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục