Yên Bái: Nhiều giải pháp phát triển nông sản địa phương

  • Cập nhật: Thứ năm, 3/4/2025 | 1:54:08 PM

YênBái - Để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản, tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác quy hoạch, tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất, tạo vùng nguyên liệu tập trung, đồng thời áp dụng các quy trình sản xuất hiện đại như VietGAP, GlobalGAP, công nghệ Nhật Bản và các tiêu chuẩn của châu Âu… nhiều sản phẩm nông sản đặc sản của tỉnh Yên Bái đã trở thành hàng hóa. Sản phẩm gạo nếp Tú Lệ ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn là một ví dụ điển hình.

Xã viên Hợp tác xã Quế Hồi Đào Thịnh đóng gói sản phẩm quế điếu thuốc xuất khẩu.
Xã viên Hợp tác xã Quế Hồi Đào Thịnh đóng gói sản phẩm quế điếu thuốc xuất khẩu.


Nhận thấy giá trị và tiềm năng thương mại của đặc sản này, nhiều năm qua, vùng canh tác loại lúa này liên tục được mở rộng, từ vài chục héc ta rải rác, đến nay lúa nếp Tú Lệ đã được quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung hàng trăm héc ta. Ông Hoàng Văn Soàn - Phó Chủ tịch UBND xã Tú Lệ chia sẻ: Đặc sản nếp Tú Lệ đã trở thành hàng hóa, nhiều hộ nông dân liên kết thành lập hợp tác xã để tạo thành vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGAP. 

Từ sản xuất nhỏ, phân tán sang sản xuất theo quy mô tập trung, tạo ra sản lượng hàng hóa lớn; đến nay, những vùng lúa nếp hàng hóa được hình thành với quy trình sản xuất khép kín từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm có nhãn mác, logo, đạt chứng nhận OCOP 4 sao, được người tiêu dùng trên cả nước đón nhận và luôn trong tình trạng cung không đủ cầu. 

Từ nhiều nông sản đặc sản giá trị cao, đến nay, Yên Bái đã hình thành một số sản phẩm nông sản chủ lực, khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế, như: các sản phẩm từ cây quế, chè Shan tuyết, cây thảo dược, măng tre Bát độ, gỗ rừng trồng, cây sơn tra, cây dâu tằm, gạo Séng cù, mật ong, miến đao... Bên cạnh việc quy hoạch từng vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn cho từng loại nông sản, tỉnh tập trung hỗ trợ ứng dụng khoa học - công nghệ để giải quyết những thách thức, rủi ro trong phát triển nông nghiệp, đây được coi là một trong những giải pháp then chốt, trọng tâm.

Chia sẻ về vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước cho biết, tỉnh đang tích cực hỗ trợ, khuyến khích các cơ sở sản xuất ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến vào sản xuất nông sản chủ lực nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng. Đồng thời, giúp nông dân khắc phục được tính mùa vụ, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, tăng hiệu quả kinh tế, đáp ứng nhu cầu về chất lượng. Nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể được tỉnh ban hành, trong đó ưu tiên phục tráng, tạo nguồn giống tốt, nguyên chủng để chuyển giao cùng các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất. 

Kết quả 3 năm gần đây, Yên Bái đã đưa 28 giống cây hoa màu, 6 giống cây công nghiệp, 3 giống cây lâm nghiệp, 9 giống cây dược liệu vào sản xuất đại trà, góp phần tăng năng suất, chất lượng các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh. 

Ngoài ra, tỉnh đang hỗ trợ thí điểm mô hình tự động hóa, số hóa gắn với chương trình "3 giảm, 3 tăng” để từng bước phổ biến, nhân rộng vào thực tế; các mô hình hỗ trợ ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ nhà kính, tưới nhỏ giọt, cảm biến theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP được nhiều cơ sở ứng dụng đại trà. Hiện nay, các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh đều được hỗ trợ đăng ký chỉ dẫn địa lý và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, Toàn tỉnh đã có 44 sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ và 68 mã số vùng trồng, bảo đảm quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm... 

Đặc biệt, các sản phẩm nông sản chủ lực đều được hỗ trợ sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ và bảo vệ môi trường. Cùng với phát triển nhanh số lượng và không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm nông sản chủ lực, tỉnh Yên Bái hỗ trợ đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng các kênh tiêu thụ sản phẩm, đa dạng hình thức quảng bá, giới thiệu nhằm đưa sản phẩm đến gần hơn với đông đảo người tiêu dùng trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Nhờ sự phát triển của công nghệ, mạng Internet, truyền thông đa phương tiện... mà các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh Yên Bái được quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm trên nhiều không gian mạng, nhất là sự tham gia các sàn thương mại điện tử. Đến nay, Yên Bái có gần 300 cơ sở chế biến nông sản đưa 940 sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, trong đó có nhiều sản phẩm nông sản chủ lực. 

Bên cạnh đó, tỉnh cũng tích cực hỗ trợ cơ sở sản xuất nông sản chủ lực chuyển đổi số, như: đăng ký gian hàng số, địa chỉ số, truy xuất nguồn gốc số, nhãn hàng số; hỗ trợ tham gia nhiều hội trợ triển lãm, hội nghị trực tuyến xúc tiến thương mại; gắn xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm với du lịch, sự kiện ẩm thực, văn hóa, thể thao..., nhờ làm tốt công tác hỗ trợ mà hoạt động kết nối cung - cầu diễn ra ngay từ giai đoạn sản xuất, tạo mối quan hệ chặt chẽ, kịp thời trao đổi thông tin giữa sản xuất và thị trường. Từ đó, nhiều sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh có đơn đặt hàng tăng đột biến, duy trì sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế. 

 Quang Thiều

Tags Yên Bái Văn Chấn sản xuất nguyên liệu nông sản sản phẩm

Các tin khác
Người dân xã An Bình, huyện Văn Yên giới thiệu về chế phẩm tự ủ từ tỏi, ớt, rượu, gừng làm thuốc trừ sâu sinh học.

Những năm qua, nông dân Yên Bái đang từng bước thay đổi cách thức canh tác và quản lý, nỗ lực tạo ra một hệ thống nông nghiệp có khả năng thích ứng cao, hoạt động hiệu quả và ít gây tác động tiêu cực đến môi trường. Đây chính là quá trình chuyển đổi xanh trong nông nghiệp - một yếu tố then chốt để ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh lương thực bền vững.

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Tuấn Anh khẳng định, tỉnh Yên Bái sẽ luôn lắng nghe, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh.

Sáng 3/4, tại Công ty cổ phần An Tiến Industries, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức buổi gặp mặt nhằm trao đổi, chia sẻ, giải quyết khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, hợp tác xã, nhà đầu tư đang hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh.

Giá vàng hôm nay 3/4 đồng loạt tăng mạnh.

Sáng 3/4, cả vàng nhẫn và vàng miếng SJC đồng loạt tăng mạnh, cùng chiều với giá vàng thế giới.

Tháng 10/2024, UBND tỉnh Yên Bái đã có buổi làm việc với Ban Quản lý Dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải) về Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua địa phận tỉnh Yên Bái.

Nhằm thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc; tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, phát huy lợi thế trên hành lang kinh tế Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế… tỉnh Yên Bái thành lập Ban Chỉ đạo triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, đoạn qua địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục