Mù Cang Chải sản lượng mật ong đạt 65-70 tấn/năm

  • Cập nhật: Thứ tư, 7/5/2025 | 10:11:24 AM

YênBái - Toàn huyện Mù Cang Chải có gần 6.248 đàn ong nuôi, tập trung chủ yếu ở các xã: Dế Xu Phình, Púng Luông, Nậm Khắt, La Pán Tẩn, Lao Chải, Nậm Có, Cao Phạ…; sản lượng mật trung bình khoảng 65 - 70 tấn/năm.

Người dân xã Kim Nọi kiểm tra chất lượng mật ong.
Người dân xã Kim Nọi kiểm tra chất lượng mật ong.

Là địa phương được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên, khí hậu trong lành, thảm thực vật phong phú với nhiều rừng cây tự nhiên thuận lợi cho ong lấy mật hoa, nên thời gian qua huyện Mù Cang Chải đã chỉ đạo, quan tâm khuyến khích người dân phát triển nghề nuôi ong, tạo nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình.

Hơn nữa, nhờ các chính sách hỗ trợ kịp thời của tỉnh, huyện, người dân được tiếp cận với các nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế, nhất là mô hình nuôi ong lấy mật.

Đến nay, huyện Mù Cang Chải có 6.248 đàn ong nuôi, tập trung chủ yếu ở các xã: Dế Xu Phình, Púng Luông, Nậm Khắt, La Pán Tẩn, Lao Chải, Nậm Có, Cao Phạ; 1 hợp tác xã và hơn 20 tổ hợp tác nuôi ong; sản lượng mật trung bình khoảng 65 - 70 tấn/năm. Người nuôi ong Mù Cang Chải thu về mỗi năm trên 10 tỷ đồng.

Mù Cang Chải là địa phương có trên 90% dân số là người dân tộc Mông, hầu hết người dân đều có kinh nghiệm nuôi ong mật truyền thống với giống ong địa phương kết hợp với phương thức nuôi ong trong rừng tự nhiên không sử dụng thuốc kháng sinh… đã tạo nên thương hiệu cho sản phẩm mật ong Mù Cang Chải.


Văn Tuấn

Tags Mù Cang Chải mật ong sản lượng Púng Luông Nậm Khắt La Pán Tẩn Lao Chải Nậm Có Cao Phạ

Các tin khác
Tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội-Bắc Giang hiện có lưu lượng phương tiện tiếp tục tăng đều với tốc độ khoảng 11% mỗi năm trong ba năm gần đây.

Tuyến đường bộ cao tốc Hà Nội - Bắc Giang với lượng phương tiện gia tăng liên tục trong thời gian qua đã rơi vào tình trạng quá tải, không còn đảm bảo tốc độ khai thác, thường xuyên xảy ra ùn tắc, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn và làm tăng chi phí vận tải, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của khu vực.

Chị Lý Thị Ninh (bên trái) trao đổi với chị em trong Hợp tác xã về việc đa dạng hóa các sản phẩm.

Mong muốn phát triển nghề thêu dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Mông cộng hưởng với ý chí quyết tâm vươn lên, không ít phụ nữ Mông ở các huyện vùng cao đã khởi nghiệp thành công với nghề thêu dệt thổ cẩm. Trong đó, câu chuyện thành công của chị Lý Thị Ninh - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Thổ cẩm truyền thống Mông Style ở xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải vẫn được nhiều chị em nhắc đến, sẻ chia như một tấm gương để học tập về tinh thần khởi nghiệp.

Người dân xã Suối Quyền, huyện Văn Chấn nhận bò giống từ hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo tập trung ở những “vùng lõi” nghèo, những năm qua, tỉnh Yên Bái đã chủ động, sáng tạo, linh hoạt triển khai các giải pháp hỗ trợ hộ nghèo một cách có trọng tâm, trọng điểm, bền vững, ưu tiên các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn…

Lãnh đạo Hội Nông dân huyện Văn Yên thăm rừng quế của gia đình anh Bàn Văn Minh ở xã Tân Hợp.

Giữa trập trùng núi non Tây Bắc, nơi thiên nhiên ban tặng cho đất trời sự trù phú và sắc xanh ngút ngàn, Văn Yên - mảnh đất nằm ở phía bắc của tỉnh đã và đang viết nên câu chuyện phát triển nông nghiệp bền vững đầy tự hào từ cây quế - “vàng xanh” của núi rừng. Cây quế không chỉ đơn thuần là sản phẩm nông nghiệp mà còn là biểu tượng của ý chí, khát vọng vươn lên và niềm tin vững bền của hàng ngàn hộ dân nơi đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục