Yên Bái: Các huyện đều có điểm bán lúa giống

  • Cập nhật: Thứ hai, 3/3/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Thời tiết rét đậm rét hại kéo dài hơn một tháng qua cộng với khí hậu đặc trưng của vùng cao đã ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt thường ngày và sản xuất nông nghiệp của nhân dân trong toàn tỉnh Yên Bái. Để khắc phục hậu quả các huyện, thị trong tỉnh đã sớm có nhứng biện pháp tích cực để đảm bảo tốt thời vụ.

Nông dân xã Xuân Lai huyện Yên Bình tranh thủ thời tiết ấm cấy xong lúa xuân trước ngày 15/3. (Ảnh: Thanh Miền)
Nông dân xã Xuân Lai huyện Yên Bình tranh thủ thời tiết ấm cấy xong lúa xuân trước ngày 15/3. (Ảnh: Thanh Miền)

Tính đến ngày 25/ 02/ 2008, toàn huyện Yên Bình bị chết 98 con trâu, bò, 427 ha lúa xuân mới cấy, 55 ha mạ (tương đương với 37,6 tấn lúa giống), 160 ha cây ngô đông... thiệt hại ước tính lên tới trên 1,2 tỷ đồng. Do đó, tâp trung mọi nguồn lực khắc phục thiệt hại, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với Đảng bộ, chính quyền huyện.

Để giảm thiểu tối đa thiệt hại, ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất, UBND huyện Yên Bình đã thành lập 3 đoàn kiểm tra đi về các xã trọng điểm để đánh giá cụ thể tình hình và đưa ra các giải pháp hữu hiệu. Đồng thời, huyện cũng yêu cầu Phòng Kinh tế, Trạm khuyến nông, Trạm Bảo vệ thực vật cử cán bộ đến các xã hướng dẫn bà con nhân dân biện pháp chống rét cho trâu, bò và làm thuỷ lợi phục vụ gieo cấy lúa vụ xuân.

Ông Địch Ngọc Thường - Phó chủ tịch UBND huyện Yên Bình cho biết: “Qua kiểm tra thiệt hại của đợt rét đậm, rét hại đối với sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện là rất lớn. Trước mắt bà con nhân dân tạm thời không gieo mạ và cấy trong những ngày rét hại nhiệt độ dưới 15 độ C. Đối với những diện tích mạ đã gieo, cần sử dụng bùn loãng ngâm với phân để tưới giữ ấm cho mạ, bón bổ sung tro bếp hoặc phân Ka ly và tiếp tục che ni lon trong những ngày thời tiết rét hại. Nếu có điều kiện nên sử dụng bóng đèn điện thắp sáng bên trong để giữ ấm cho mạ hoặc tưới nước ấm cho mạ, ngày rút nước phơi ruộng, đêm tháo nước vào để giữ ấm cho chân lúa.

Trong đó, ưu tiên dùng các giống ngắn ngày như TH 3-3, VL 20, HT1, Khang Dân 18, Chiêm hương. Đối với trâu, bò cần che kín chống trại, cắt cỏ cho ăn tại chỗ và dự trữ thức ăn khô. Khi trâu, bò bị cóng rét liệt toàn thân, sùi bọt mép không ăn uống được phải cho trâu, bò sưởi ấm kết hợp dùng dầu nóng xoa bóp chân, khi phục hồi cho ăn cỏ non, nước muối, bổ sung thức ăn tinh như cám ngô, cám gạo.

Hiện tại, tình hình thiếu giống trên địa bàn huyện đã được khắc phục khi bà con nhân dân đã được cung ứng trên 12 tấn giống, đảm bảo 25/ 25 xã có điểm bán giống cho người dân, riêng đối với những hộ nghèo huyện sẽ hỗ trợ 100% giống lúa vụ động xuân đối với những diện tích lúa, mạ đã gieo và bị chết rét.

Những ngày này, tiết trời đang ấm dần lên, tại một số xã, bà con nhân dân đã ra ruộng cấy lại những diện tích lúa đã bị chết rét. Với rất nhiều cố gắng trong công tác khắc phục hậu quả rét đậm, rét hại và khôi phục sản xuất, huyện Yên Bình đang nỗ lực khắc phục khó khăn, ổn định đời sống nhân dân, phấn đấu đến ngày 10/ 03/  2008 sẽ gieo cấy hết 100% diện tích lúa đông xuân, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2008.

* Tại huyện Trạm Tấu

Theo thống kê sơ bộ của Phòng Kinh tế huyện, tính đến hết ngày 18/2/2008, toàn huyện đã có khoảng 60% diện tích mạ xuân bị chết rét, toàn bộ diện tích lúa đã cấy cũng xóa sổ và nếu thời tiết không thay đổi diện tích mạ còn lại sẽ tiếp tục bị chết. Mạ chết nhiều không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến khung thời vụ, đến năng suất lúa vụ xuân. Bởi vì, như mọi năm đến thời điểm này hầu hết diện tích lúa xuân của huyện đã gieo cấy xong, có chỗ đã bén rễ. Để khắc phục tình trạng thiếu mạ đảm bảo gieo cấy hết diện tích lúa xuân theo khung thời vụ hướng dẫn của tỉnh.

Ông Trịnh Văn Xuê - Trưởng phòng Kinh tế cho biết: “Phòng tập trung chỉ đạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật xuống với cấp ủy, chính quyền các xã, thị trấn chỉ đạo nhân dân chăm sóc tốt diện tích mạ hiện còn, đồng thời đề nghị tỉnh cấp bổ sung giống lúa để gieo cấy hết diện tích theo kế hoạch. Bên cạnh đó, khi thời tiết ấm lên, đủ điều kiện để gieo cấy chỉ đạo nhân dân các xã cấy đảm bảo mật độ và chỉ cấy một dảnh trên một khóm. Ngay sau khi có giống cấp bổ sung của tỉnh sẽ thực hiện gieo bổ sung bằng phương pháp gieo mạ sân che ni-lông và kiên quyết chỉ đạo nhân dân cấy xong trước 10/3/2008”.

Nếu như thực hiện tiến độ gieo cấy lúa xuân song trước ngày 10/3/2008, thì dự kiến thời gian thu hoạch lúa xuân của Trạm Tấu sẽ xong trước ngày 20/7/2008, tức là trước 10 ngày so với lịch gieo cấy vụ mùa năm 2008. Như vậy, tính thời vụ là rất gấp. Do tính thời vụ gấp muốn đảm bảo năng suất lúa vụ xuân cần phải có sự đầu tư chăm sóc tốt. Để làm được điều đó, cần phải có sự chỉ đạo chặt chẽ từ huyện đến cơ sở, các ngành chức năng cùng vào cuộc và đặc biệt là các xã phải chủ động chỉ đạo nhân dân phát huy nội lực trong sản xuất từ khâu gieo cấy đến khâu chăm sóc.

Đợt rét đậm, rét hại này cũng làm cho hơn 600 con trâu bò của huyện bị chết rét tính đến ngày 18/2/2008. Đối với một huyện vùng cao nền sản xuất nông nghiệp chưa có các ứng dụng máy móc làm đất thì trâu bò là sức cày kéo chủ đạo. Vì vậy, trâu bò chết nhiều đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức cày kéo của nhân dân trong huyện. Qua nắm bắt tình hình, nhiều hộ dân cho biết, họ phải khắc phục sức cày kéo bằng cách đổi công hoặc đợi những nhà có trâu làm xong rồi mượn lại.

Đức Thành - Thu Hằng

Các tin khác

Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) vừa gửi Công văn số 889/CV-KH tới các Tập đoàn, Tổng Công ty, Công ty thuộc 4 hộ sử dụng than cho sản xuất Điện, Xi măng, Phân bón và Giấy, thông báo tình hình giá bán than trên thị trường hiện nay và dự kiến tiếp lộ trình điều chỉnh giá trong nước năm 2008.

Ngoài những đề án hình thành tập đoàn đã được lập và trình thời gian qua, Bộ Xây dựng vừa yêu cầu HĐQT Tổng Công ty Công nghiệp xi-măng Việt Nam và HĐQT Tổng Công ty Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng 2 đề án mới.

Kể từ ngày 1/3, giá bán gas của một số công ty kinh doanh gas trong nước sẽ tăng dao động từ 4.000 đến 6.500 đồng/bình 12 kg. Sài Gòn Petro, mức tăng giá sẽ là 4.000 đồng/bình. Giá bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng của Sài Gòn Petro là 245.000 đồng/bình.

Tin từ Bộ GT-VT, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đồng ý trong năm 2008 sẽ cho phía Việt Nam vay 880 triệu USD để thực hiện 3 dự án hạ tầng giao thông lớn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục