Tăng cường phối hợp với địa phương tiếp tục giải quyết tình trạng học sinh bỏ học
- Cập nhật: Thứ năm, 20/3/2008 | 12:00:00 AM
Bộ GD-ĐT vừa có công văn gửi lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc tăng cường phối hợp với ngành GD-ĐT để giải quyết tình trạng HS bỏ học.
Theo Bộ GD-ĐT, việc nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô giáo dục là một quá trình lâu dài, cuộc vận động “Hai không” mới thực hiện được 1 năm rưỡi, còn phải tiếp tục tới năm 2010 theo tinh thần Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Những kết quả bước đầu trong việc khắc phục tình trạng HS bỏ học là tích cực, dần tạo được niềm tin của xã hội.
Bộ đề nghị lãnh đạo các tỉnh, thành phố tiếp tục chỉ đạo và kiểm tra hoạt động giáo dục ở tất cả các trường học, đặc biệt là tại 6 tỉnh có tỷ lệ HS bỏ học cao nhất (ở cấp tiểu học) và 19 tỉnh (cấp THCS, THPT).
Từ nay tới 15-4-2008, Bộ sẽ phân công đơn vị chức năng làm việc với các địa phương này để bàn biện pháp phối hợp nhằm khắc phục tình trạng HS bỏ học.
(Theo HNMĐT)
Các tin khác

Chưa đầy một tháng sau đợt tăng giá xăng dầu vào cuối tháng 2, cơn sốt tăng giá ngày càng hiện rõ khi không chỉ một số ngành như vận tải, sản xuất công nghiệp mà hàng trăm mặt hàng đồng loạt tăng giá.

Để thực hiện chiến lược này, Việt Nam phải đương đầu với hàng loạt rào cản như: hệ thống thể chế thị trường không đồng bộ, thị trường bất động sản kém phát triển, khả năng tiếp cận các nguồn vốn thấp…

YBĐT- Từ lâu, nghề làm miến đao đã gắn bó với người dân xã Giới Phiên, huyện Trấn Yên (Yên Bái) như một nghề truyền thống và người dân ở đây khó mà tin rằng sẽ có nghề khác có giá trị kinh tế hơn thay thế vào đó. Vậy nhưng từ khi dự án trồng nấm của Tung tâm giới thiệu việc làm của tỉnh Hội phụ nữ được triển khai vào xã đầu năm 2006 đã mở ra cho người dân Giới Phiên hướng xoá đói giảm nghèo mới.

YBĐT - Là xã thuần nông nhưng nhiều năm qua xã Bình Thuận (huyện Văn Chấn) luôn phải đối mặt với nguy cơ thiếu đất sản xuất. Thêm vào đó, một số diện tích đất sau nhiều năm canh tác đã có dấu hiệu thoái hoá, bạc màu. Vì thế, giá trị kinh tế trên một ha đất canh tác đã giảm đáng kể.