Giá điện nông thôn: Nghịch lý cần tháo gỡ

  • Cập nhật: Thứ năm, 23/10/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Dịp tết Nguyên đán Đinh Hợi – 2007 người dân thôn 4 xã Yên Hợp (huyện Văn Yên - Yên Bái) đón xuân mới với một niềm vui lớn đó là được dùng điện lưới quốc gia. Phấn khởi hơn vì toàn bộ đường đây và trạm biến áp đều do Nhà nước đầu tư. Có điện, có văn minh, có tiến bộ, điều đó ai cũng biết và từ nay tối đến chẳng phải thắp đèn dầu; sáng, chiều không phải lo đi nạp bình ắc quy để nghe đài, xem ti vi nữa. Thôn 4 giờ có khác gì mấy thôn phía dưới.

Tỷ lệ tổn thất đường dây điện ở vùng cao là rất lớn.
Tỷ lệ tổn thất đường dây điện ở vùng cao là rất lớn.

Nhưng niềm vui của người dân thôn 4 xã Yên Hợp ngắn chẳng tày gang vì khi trả tiền điện bà con mới biết giá mỗi kwh điện lại cao gấp rưỡi, thậm trí là gấp đôi giá điện nhiều nơi khác, trong khi chất lượng điện rất kém. Nhiều tối, bóng đèn nê ông cũng không sáng nổi. Ông Nguyện Văn Lương bức xúc kể: “Chẳng thể hiểu nổi, điện nhà tôi tối mù mù, giá điện 700 đồng một Kw, cộng thêm 25 đến 27% gọi là hao tải nữa và mỗi khi hỏng hóc, cán bộ lại hò chúng tôi đi sửa. Trong khi đó thôn 9 trong xã, giáp thôn chúng tôi, giá điện chỉ có 550 đồng một Kw, không có chuyện tổn thất, hỏng không phải sửa. Không biết người dân thôn 4 chúng tôi phải chịu sự mất công bằng này đến bao giờ?”.

Khi tìm hiểu tình trạng điện nông thôn Yên Bái chúng tôi thấy rằng, không chỉ nhà ông Lương và bà con  ở thôn 4 xã Yên Hợp kể trên, phải chịu nhiều thiệt thòi trong quá trình sử dụng điện mà có tới hàng vạn hộ dân ở 102 xã trong toàn tỉnh phải dùng điện giá cao (thấp nhất là 700 đồng/kwh và cao nhất thì chưa thể biết nổi vì còn phụ thuộc vào tỷ lệ tổn thất trên đường dây). Điều đáng nói là tình trạng này đã tồn tại từ nhiều năm nay nhưng chưa được các cấp, các ngành xem xét một cách nghiêm túc, không quyết tâm triển khai các biện pháp để đảm bảo sự công bằng và giúp người nông dân đỡ chịu cảnh thua thiệt.
Vì sao chất lượng điện nông thôn ở một số nơi lại thấp, trong khi giá bán lại rất cao? Đây là một câu hỏi đã có lời giải đáp từ rất lâu.

Ông Nguyễn Bình Dương – Trưởng chi nhánh điện huyện Trấn Yên cho biết: “Lưới điện nông thôn chủ yếu do chính quyền địa phương và nhân dân đóng góp xây dựng nên tình trạng chắp vá, không đảm bảo kỹ thuật là phổ biến. Cột tre, dây dẫn tiết diện nhỏ, công tơ cũ, nhiều chủng loại đựng trong hòm làm bằng thùng, can cũ, hộp gỗ… trong khi bán kính cấp điện (khoảng cách từ trạm biến áp về đến nhà dân) quá dài vì thế điện áp thấp, tỷ lệ hao tổn cao. Trên địa bàn huyện Trấn Yên xã có tỷ lệ hao tổn thấp nhất là Minh Quán, tỷ lệ tổn thất là 11,3%, còn cao nhất là Việt Cường, tổn thất là 32,6%. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến chất lượng điện nông thôn thấp, tỷ lệ tổn thất cao”.

Ông Dương khẳng định. Được biết Nhà nước đã thống nhất giá bán điện sinh hoạt là 550 đồng/kwh (100 kwh đầu tiên mỗi tháng, chưa bao gồm VAT) và khu vực nông thôn không được bán quá mức giá 700 đồng. Thực tế cho thấy chỉ những nơi nào ngành điện bán trực tiếp cho dân mới có mức giá 550 đồng, còn lại những nơi người dân mua điện qua các hợp tác xã, các công ty… thì giá đã nhảy vọt lên ngang mức trần, thậm chí là gấp 3 lần mức trần Nhà nước đã quy định.

Nhiều chủ nhiệm hợp tác xã dịch vụ điện năng giải thích rằng: họ chỉ mua điện có 390 đồng/kwh nhưng phải bán cao như vậy vì chi phí quản lý lớn, hao tổn quá cao, phải có lãi… nhưng họ khó có thể trả lời được câu hỏi: đã là kinh doanh thì tại sao họ lại không bỏ vốn ra mà đầu tư cải tạo lưới cho đỡ tổn thất? Họ có biết rằng, họ kinh doanh trên chính đồng vốn mà người dân bỏ ra? Tại sao có những hộ nhà ngay gần đường đây tải điện, ngay gần trạm biến áp… có nghĩa là tỷ lệ hao tổn rất thấp mà vẫn phải trả tiền mức trần quy định là 700 đồng/kwh? Một khách hàng ở Nga Quán (Trấn Yên) phàn nàn: “Họ - (các hợp tác xã dịch vụ điện) nghiễm nhiên coi mức trần của Nhà nước là mức sàn vì không ở đâu bán điện thấp hơn mức giá đó, còn lại tổn thất bao nhiêu, người dân cứ è cổ ra mà trả thêm”.

Trong khi nhiều khách hàng dùng điện ở nông thôn phải chịu thiệt thòi thì may mắn lại đến với hộ ở những địa phương mà ngành điện đã cải tạo hệ thống cấp điện, bán trực tiếp cho bà con. Xã Đông Cuông (huyện Văn Yên) là một thí dụ. Năm 2004 ngành Điện đầu tư nâng cấp toàn bộ đường đây và trạm biến áp, lắp mới 100 công tơ đo đếm và ký hợp đồng bán điện trực tiếp cho hơn 1.000 khách hàng trong xã. Và lập tức chất lượng điện hơn hẳn, độ an toàn cao. Với người dân quan trọng nhất là giá điện đã giảm từ hơn 1.000 đồng xuống còn 550 đồng/kwh. Xứ mệnh của Ban quản lý điện xã Đông Cuông cũng kết thúc.

Ông Nguyễn Xuân Thành nhà ở thôn Cầu Khai là thành viên của Ban Điện xã, sau khi không còn Ban điện nữa, anh được Chi nhánh Điện Trấn Văn hợp đồng làm dịch vụ ghi chỉ số công tơ, phát biên lai và thu tiền của bà con, nộp cho ngành Điện. Công việc của ông bớt hẳn mà thu nhập lại có phần cao hơn, nhưng với ông thì cái lớn nhất là “Điện ở Cầu Khai này tốt hơn, an toàn hơn, mỗi năm bà con cũng tiết kiệm được mấy chục triệu đồng nhờ chênh lệch giá”.

Ở nông thôn, điện do ngành Điện quản lý chất lượng tốt, giá bán thấp, còn điện do các hợp tác xã thì hoàn toàn ngược lại, đó là điều mà ai cũng có thể nhận thấy. Cần đẩy nhanh việc bán điện thẳng cho dân, bỏ qua khâu trung gian để dân đỡ thiệt thòi, để đảm bảo sự công bằng, đó là đòi hỏi rất chính đáng của người dân đang phải dùng điện chất lượng thấp, giá bán cao… do các hợp tác xã quản lý.

Đức Thành

Các tin khác
Biểu đồ chênh lệch giá gas trong nước và giá gas thế giới

Vài tuần qua, giá gas thế giới liên tục giảm mạnh theo giá dầu thô. Tính đến ngày 21-10, giá gas thế giới đã giảm khoảng 280 USD/tấn so với cuối tháng chín, mười. Thế nhưng nếu như giá xăng trong nước được điều chỉnh giảm dù “nhỏ giọt”, giá gas đến nay vẫn bình chân như vại.

Ngày 22-10, Bộ Tài chính đã có quyết định số 88/QÐ-BTC điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng nhiên liệu động cơ tuốc-bin dùng cho hàng không (động cơ phản lực).

Theo Bộ Tài chính, giá bán than cho 3 lĩnh vực tiêu thụ lớn là phân bón, giấy, xi măng sẽ được điều chỉnh tiệm cận hoặc ngang bằng với giá thành tùy theo đối tượng và chủng loại than. Riêng giá bán than cho sản xuất điện sẽ được điều chỉnh từng bước theo lộ trình tăng giá điện.

YBĐT - Nếu như ở các vùng khác, các huyện thị khác còn phải vận động nhân dân sản xuất cây vụ đông, thì với huyện Văn Chấn, nhất là các xã trong cánh đồng Mường Lò nó đã trở thành chính vụ. Những ngày này trên khắp các cánh đồng bạt ngàn bởi màu xanh của ngô, rau đậu cây vụ đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục