Xác lập 20 tuyến đường bộ cao tốc quốc gia dài 5.873km

  • Cập nhật: Thứ sáu, 7/11/2008 | 12:00:00 AM

Ngày 6-11, tại Hà Nội, Bộ GTVT và Ngân hàng Thế giới (WB) đã tổ chức hội thảo về chiến lược đầu tư và phát triển mạng lưới đường cao tốc tại Việt Nam.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức, hiện bộ đã hoàn tất bản quy hoạch xác lập mạng đường bộ cao tốc quốc gia gồm 20 tuyến với tổng chiều dài 5.873 km để trình lên Chính phủ. Cụ thể, tuyến cao tốc Bắc - Nam gồm có 2 tuyến với tổng chiều dài khoảng 3.262 km. Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Bắc gồm 6 tuyến hướng tâm kết nối với thủ đô Hà Nội với tổng chiều dài 969 km.

Hệ thống đường cao tốc khu vực miền Trung và Tây Nguyên gồm 3 tuyến với tổng chiều dài 264 km. Hệ thống đường cao tốc khu vực phía Nam gồm 6 tuyến với tổng chiều dài 834 km. Hệ thống đường vành đai cao tốc tại Hà Nội và TPHCM dài 544 km. Trong đó, hiện Hà Nội đã xác lập đường vành đai 3 dài 56 km, vành đai 4 dài 125 km; TPHCM xác lập vành đai 3 dài 83 km. Ngoài ra, đường vành đai 5 của Hà Nội, vành đai 4 của TPHCM (cả 2 dài khoảng 280 km) với chức năng nối các đô thị vệ tinh của 2 thành phố trong tương lai sẽ được xem xét, điều chỉnh trong quá trình thực hiện.

Theo tính toán của Cục Đường bộ Việt Nam, để xây dựng được mạng lưới đường cao tốc này, từ nay đến năm 2020, mỗi năm cần nguồn vốn đầu tư khoảng 22.000 tỷ đồng (1,3 tỷ USD), tương đương 1,5% - 2,2% GDP. Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức cho biết, sẽ huy động vốn từ nhiều nguồn như: vốn ngân sách nhà nước dưới hình thức Chính phủ vay hoặc bảo lãnh vay, phát hành trái phiếu công trình...; vốn do các nhà đầu tư huy động để đầu tư xây dựng theo các hình thức BOT, BTO, BT, hợp tác nhà nước – tư nhân (PPP)... Bộ GTVT sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế tạo vốn để đầu tư mạng đường bộ cao tốc, theo hướng khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư.
 
(Theo SGGP)

Các tin khác
Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành nước xuất khẩu cacao hàng đầu thế giới

Ngày 6/11/2008, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn đã tổ chức "Hội nghị quốc tế về cây ca cao" với mục đích thúc đẩy phát triển diện tích trồng trọt và xuất khẩu ca cao ở Việt Nam.

Cây cao su trồng ở bản Phiêng Tìn,  xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La - nơi có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tương đồng với Yên Bái. (Ảnh: Thanh Miền)

Chiều ngày 4/11/2008, Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Yên Bái cùng các ngành: nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài chính, tài nguyên - môi trường, Kế hoạch - đầu tư đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Tập đoàn Cao su Việt Nam do ông Lê Quang Thung - Chủ tịch Hiệp hội, Tổng giám đốc Tập đoàn dẫn đầu, về chủ trương phát triển cây cao su tại Yên Bái.

Nhân dân xã Yên Hợp thu hái chè.

YBĐT - Với nền kinh tế thuần nông nên xã Yên Hợp (Văn Yên - Yên Bái) gặp không ít khó khăn trong phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây tỷ lệ hộ nghèo ở Yên Hợp đã giảm đáng kể nhờ phát triển mạnh chăn nuôi, trồng trọt, thâm canh lúa hai vụ bằng các giống lúa cho năng suất cao; chú trọng cải tạo diện tích chè già cỗi trồng thay thế các giống mới như LDP1 và Phúc Vân Tiên... Với những cố gắng về mọi mặt trong phát triển kinh tế, Yên Hợp phấn đấu xoá nghèo toàn bộ vào năm 2015.

YBĐT - Được thành lập năm 1998, với chức năng nhiệm vụ là huy động tiền gửi tiết kiệm và cho thành viên vay vốn để phát triển kinh tế. Khi mới thành lập Quỹ tín dụng (QTD) nhân dân thị trấn Cổ Phúc (Trấn Yên) chỉ có 54 thành viên tham gia với số vốn điều lệ 32 triệu đồng, trụ sở làm việc phải nhờ nhà dân. Vậy mà, chỉ qua 10 năm hoạt động QTD nhân dân Cổ Phúc được đánh giá là hoạt động có hiệu quả, góp phần quan trọng cho phát triển kinh tế địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục