Hướng đi nào cho nông dân Trạm Tấu xóa đói giảm nghèo
- Cập nhật: Thứ hai, 10/11/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Nông dân ở huyện vùng cao Trạm Tấu (Yên Bái) đã và đang có những tác động tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và xây dựng nông thôn mới. Nhưng bên cạnh đó công tác xây dựng hội và phong trào nông dân vẫn còn những hạn chế cần khắc phục.
Rừng phòng hộ ở xã Bản Mù (Trạm Tấu)·
|
Một thực tế cho thấy là công tác tuyên truyền giáo dục hội viên nông dân ở các cấp hội chưa thường xuyên, liên tục; nội dung, phương thức vận động chưa đi vào chiều sâu, chưa sinh động cuốn hút hội viên nhất là ở cấp cơ sở hội. Hiện phương pháp tuyên truyền của các cấp hội còn mang tính một chiều từ trên xuống; những thông tin phản hồi tâm tư nguyện vọng của hội viên nông dân về những bất cập trong chính sách xoá đói giảm nghèo còn rất hạn chế.
Điều đáng quan tâm là các tổ chức hội trong huyện chưa phân tích được rõ nguyên nhân đói nghèo của từng hộ để có biện pháp hỗ trợ kịp thời, đúng nguyên nhân; đồng thời kiến nghị với cấp có thẩm quyền để điều chỉnh, bổ sung chế độ, chính sách phù hợp với vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Đặc biệt vẫn còn một số cán bộ trong ban chấp hành và hội viên nông dân chưa nắm vững chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân nên việc tổ chức vận động thuyết phục còn nhiều hạn chế. Đặc biệt công tác phát triển hội viên và thu hút nông dân vào hội chưa được chú trọng quan tâm.
Do nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, những mâu thuẫn, bức xúc, kiến nghị, thắc mắc của nông dân chưa sát nên việc giải quyết ngay tại cơ sở và phản ánh với hội cấp trên và cấp uỷ chính quyền chưa kịp thời. Chính vì vậy Trạm Tấu vẫn còn một số hộ gia đình hội viên nông dân chưa định canh, định cư ổn định cuộc sống.
Việc chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa nghiêm, vẫn còn hộ lén lút trồng cây thuốc phiện, chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép và không thực hiện đúng việc sinh đẻ có kế hoạch. Các cấp hội trong huyện chưa lãnh đạo nông dân khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh ở địa phương như: lao động, đất đai, ngành nghề và cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật đã được Nhà nước đầu tư. Công tác chỉ đạo của Ban chấp hành Hội Nông dân từ huyện đến cơ sở chậm đổi mới, chưa năng động, sâu sát gần gũi với hội viên. Một số cán bộ cơ sở vừa yếu cả về trình độ lẫn năng lực và kinh nghiệm điều hành, do vậy việc phân công, phân nhiệm cán bộ Ban chấp hành chưa cụ thể còn chồng chéo, hiệu quả thấp. Vì vậy, các phong trào hành động của hội viên nông dân ở Trạm Tấu cũng chưa bền vững và có chiều sâu, nhất là việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi phương thức canh tác và kỹ thuật sản xuất trên ruộng cạn. Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nhân dân gặp nhiều khó khăn do tập tục, tập quán canh tác còn lạc hậu, chậm đổi mới cả về tư tưởng và nhận thức.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên là do điều kiện tự nhiên ở Trạm Tấu khắc nghiệt, đất khô hạn, địa hình dốc; là nơi đại bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống có trình độ sản xuất, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu. Điểm xuất phát kinh tế của huyện thấp, mang nặng kinh tế tự nhiên, thiếu điều kiện cho sản xuất hàng hoá. Năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ hội, nhất là cán bộ cơ sở còn nhiều hạn chế, thiếu sâu sát cơ sở, nắm tình hình không kịp thời, né tránh những vấn đề đang nảy sinh. Cán bộ và nhân dân còn mang nặng tư tưởng bao cấp từ phía Nhà nước và trông chờ vào tự nhiên.
Tiềm năng đất đai và nguồn đầu tư của Nhà nước chưa được khai thác hiệu quả. Hiện cơ chế chính sách với vùng cao đã có, nhưng chưa thực sự phù hợp, đặc biệt là chính sách khuyến khích cán bộ công tác tại huyện và xã. Công tác tuyên truyền vận động, giáo dục chưa tích cực và thường xuyên; việc huy động sức mạnh của cộng đồng nhất là vai trò già làng, trưởng bản, trưởng họ chưa được phát huy. Cấp uỷ, chính quyền ở một số cơ sở xã, thị trấn chưa thấy hết vai trò, vị trí của hội nên chưa thực sự quan tâm lãnh đạo cũng như đầu tư trang thiết bị, nơi làm việc…khiến công tác hội ở cơ sở còn khó khăn thiếu thốn.
Trước thực tế trên, các cấp hội nông dân huyện Trạm tấu cần phải coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tuyên truyền thuyết phục kiên trì, thiết thực phù hợp tâm lý, tập quán của từng dân tộc và nhận thức của hội viên, trên cơ sở bám các chỉ thị nghị quyết của Đảng, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tăng cường mối quan hệ trong khối liên minh công nông, tri thức và các cơ quan khối dân vận để làm phong phú các nội dung hoạt động của hội, đồng thời huy động các nguồn lực hỗ trợ nông dân sản xuất và chế biến tiêu thụ sản phẩm. Như vậy mới có thể tạo được bước đi thích hợp để phong trào nông dân ở Trạm Tấu phát triển trên con đường xây dựng nông thôn mới.
Đào Minh
Các tin khác
YBĐT- Dẫu còn nhiều khó khăn do diễn biến thời tiết phức tạp, nhiều diện tích ruộng chưa kịp khôi phục lại sau lũ, song bà con nông dân Yên Bái đã đưa vào gieo trồng được gần 6 ngàn ha cây ngô,770 ha khoai lang và trên 1300 ha rau đậu các loại.
Chiều 9-11, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) Nguyễn Thế Bình công bố: Từ ngày 10-11-2008, toàn bộ 2.200 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc của Agribank đồng loạt giảm lãi suất cho vay đối với hộ sản xuất và các doanh nghệp vừa và nhỏ.
Theo phương án mà Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) duyệt, giá xăng, dầu trên toàn quốc sẽ đồng loạt giảm thêm 1.000 đồng mỗi lít, bắt đầu từ trưa nay 8/11. Cơ quan này quyết định tăng thuế nhập khẩu thêm 5%.
Đúng như dự báo của các chuyên gia, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh đã cắt giảm mạnh lãi suất cơ bản. Đồng USD theo đó tăng mạnh phiên thứ 3 liên tiếp so với euro và kéo giá vàng và dầu tụt giảm.