Lục Yên: Nan giải bài toán vụ đông
- Cập nhật: Thứ hai, 17/11/2008 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Vụ đông năm nay, huyện Lục Yên (Yên Bái) có kế hoạch gieo trồng 1.900 ha, trong đó ngô đông là 1.300 ha, 600 ha rau màu các loại. Đã qua thời vụ sản xuất, nhưng hiện nay nhiều xã của huyện đã không thể hoàn thành theo đúng kế hoạch.
Nông dân xã Lâm Thượng (Lục Yên) chăm sóc ngô đông.
|
Khó khăn lớn nhất mà Lục Yên đang vấp phải là do ảnh hưởng đợt rét hại đầu năm khiến hàng trăm ha lúa, mạ xuân bị chết phải gieo cấy lại 2-3 lần và do đó, khung thời vụ cho sản xuất nông nghiệp bị thay đổi. Diện tích lúa mùa sớm-quỹ đất chủ yếu để bà con nông dân trồng ngô đông cũng bị muộn gần 2 tuần so với vụ đông năm 2007. Thời điểm làm vụ đông, thời tiết lại không thuận lợi, liên tiếp mưa lớn trong nhiều ngày của tháng 10 vừa qua đã gây ngập úng cục bộ ở nhiều xã, làm hỏng, chết nhiều diện tích ngô đông.
Từ nhiều năm nay xã Lâm Thượng luôn đi đầu trong phong trào làm ngô đông của Lục Yên. Năm nay cũng vậy, ngay sau khi thu hoạch lúa mùa xã đã chỉ đạo nông dân khẩn trương làm đất trồng ngô đông trên đất hai lúa. Tuy nhiên, 130 ha đã gieo trồng theo kế hoạch hiện chỉ còn 50 ha là có thể tiếp tục chăm sóc và có khả năng cho thu hoạch, 80 ha còn lại đã bị mưa lớn làm ngập úng chết.
Ông Kiều Văn Đạt, thôn Hin Lặn cho biết: “Mặc dù gieo trồng muộn hơn so với vụ đông năm trước vài ngày, nhưng do có định hướng và sự chuẩn bị chu đáo về giống, phân bón, ngay sau khi gặt song tôi bắt tay ngay vào trồng ngô, nên diện tích gieo trồng của gia đình vẫn đảm bảo khung thời vụ.
Khác với những năm trước, năm nay gia đình ông Đạt trồng thêm 1 sào khoai lang, khoai tây, toàn bộ diện tích 7 sào còn lại trồng các giống ngô lai có năng suất cao. Thuận lợi khi trồng giống mới là cán bộ khuyến nông xã và của huyện thường xuyên giúp đỡ, hướng dẫn quy trình, kỹ thuật, cách chăm sóc và cách phòng chống sâu bệnh, nên dù gieo trồng muộn hơn nhưng gia đình vẫn hy vọng vụ đông năm nay vẫn cho năng suất cao".
Bà Bạch Thị Bích-Phó phòng Nông nghiệp huyện Lục Yên: Chúng tôi khuyến cáo nông dân nên chuyển một số diện tích không thể trồng ngô đông sang trồng rau màu, khoai lang, khoai tây là những loại cây ngắn ngày phù hợp. Đồng thời, nông dân cần tập trung chăm sóc sớm, sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật kích thích sinh trưởng để cây phát triển tốt. Những vùng sản xuất theo hướng mô hình sản xuất hàng hoá cần tuân thủ đúng quy trình, kỹ thuật, các hướng dẫn chăm sóc của cán bộ khuyến nông cơ sở để đảm bảo năng suất và hiệu quả".
Vụ đông năm nay thời tiết quá khắc nghiệt, nhiều diện tích ngô đông của người dân trong thôn Hin Lặn nằm gần khe suối đã bị vùi lấp hoàn toàn, chỉ có một số diện tích ở trên cao là may mắn không bị ảnh hưởng. Lâm Thượng hiện nay vẫn còn nhiều diện tích có thể làm được vụ đông, tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân mà chưa thể phát huy tối đa.
Ông Trần Văn Ước - Bí thư Đảng uỷ xã cho biết: "Hiện nay hệ thống kênh mương nội đồng của xã mới kiên cố được khoảng 20%, tập trung ở những tuyến chính, do vậy nguồn nước sản xuất cho vụ đông ở một số diện tích rất thiếu, nếu làm vụ đông ở diện tích này thì sẽ thiếu nước cho vụ lúa chiêm xuân. Nếu hệ thống kênh mương nội đồng được kiên cố hoá thì chắc chắn diện tích vụ đông của xã sẽ được tăng lên".
Chia sẻ với nông dân những ngày này, cán bộ khuyến nông cơ sở của Lục Yên thường xuyên có mặt trên khắp các cánh đồng, chỉ đạo, hướng dân, giúp nông dân chăm sóc tốt số ngô đông còn lại, đảm bảo đúng kỹ thuật.
Để động viên khuyến khích bà con nông dân mở rộng tối đa diện tích cây vụ đông, ngoài cơ chế đầu tư của tỉnh, huyện Lục Yên trích kinh phí hỗ trợ đối với giống ngô hỗ trợ 25% tiền giống. Cơ cấu giống cũng được huyện quan tâm lựa chọn phù hợp, riêng ngô đông, giống hỗ trợ 100% là các giống ngô lai năng suất cao, chịu hạn tốt. Các diện tích không thể trồng ngô đông huyện chủ chương vận động nhân dân chuyển sang trồng khoai lang, khoai tây và rau màu... quyết tâm đảm bảo về diện tích và sản lượng của cây vụ đông.
Anh Dũng
Các tin khác
YBĐT - Ngày 25/4/2008 Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xổ số kiến thiết Yên Bái đã trao thưởng 10 giải đặc biệt cho bà Lê Thị Chí ở Nguyễn Trung Trực (Hà Nội) với số tiền 750 triệu đồng.
YBĐT - Đã hơn 3 tháng, kể từ khi cơn bão lũ lịch sử số 4 đi qua, có biết bao những nỗi đau mất mát về người và của, nhưng đến nay những hậu quả để lại vẫn còn đó. Nhiều hộ dân trong tỉnh Yên Bái bị lũ tàn phá hiện vẫn đang còn phải loay hoay trong việc xây dựng lại cơ nghiệp.
Ông Đỗ Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Nông dân xã An Thịnh (huyện Văn Yên - Yên Bái) phấn khởi cho biết: Đến nay Hội Nông dân xã An Thịnh có 356 hội viên được vay vốn của Ngân hàng Chính sách Xã hội với số tiền gần 2,6 tỷ đồng và 140 hộ được vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với số tiền 1 tỷ 496 triệu đồng. Hợp đồng sử dụng vốn đúng mục đích, không có nợ quá hạn, không nợ lãi, trả dứt điểm trong tháng đó chính là những đánh giá khách quan từ các nguồn cấp vốn đối với Hội Nông dân An Thịnh. Nhờ nguồn vốn này, tỷ lệ hộ nghèo trong hội viên nông dân ở An Thịnh đã giảm đảng kể.
Xăng dầu, xi măng, thép xây dựng, gas, sữa, cước vận chuyển... là những mặt hàng nằm trong danh mục kiểm soát giá. Trong một số tình huống khẩn cấp như thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế, Nhà nước sẻ ấn định giá bán lẻ phù hợp với tình hình thức tế, nhằm ổn định thị trường.