Yên Bái sản xuất cây vụ đông không đạt kế hoạch vì sao?

  • Cập nhật: Thứ tư, 19/11/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Bước vào vụ đông 2008-2009 Yên Bái xây dựng kế hoạch gieo trồng 10.800 ha, trong đó có 6.770 ha ngô, nhưng đến thời điểm ngày 18-11 mới gieo trồng được 5.422 ha ngô và trên 1 ngàn ha cây trồng khác, trong khi thời vụ gieo trồng đã kết thúc. Như vậy, có thể khẳng định sản xuất cây vụ đông sẽ không hoàn thành kế hoạch. Vậy đâu là nguyên nhân?

Nông dân xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên chăm sóc ngô đông.
Nông dân xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên chăm sóc ngô đông.

Sản xuất nông-lâm nghiệp, nhất là sản xuất cây vụ đông năm nay gặp rất nhiều bất lợi. Đầu năm thì rét đậm, rét hại làm hàng ngàn ha lúa, mạ bị chết phải gieo cấy lại; lũ lụt xảy ra liên tiếp làm thiệt hại gần 4 ngàn ha lúa và hàng trăm ha rau mầu các loại… đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất. Tai hại nhất là đợt rét đầu năm đã làm chậm thời vụ gieo cấy lúa vụ xuân đến 15-20 ngày, lẽ ra đến vụ mùa cần đẩy nhanh thời vụ gieo cấy mùa sớm, chuẩn bị đất cho trồng cây vụ đông nhưng các huyện thị, bà con nông dân đã không làm được.

Vấn đề thời vụ phải đư-ợc bố trí một cách hợp lý cả ba vụ sản xuất trong năm, chúng ta chỉ làm lệch thời vụ một vụ lập tức nó kéo theo một cách hệ thống các vụ tiếp theo. Không kịp thời vụ, cùng với bài học từ vụ đông 2007-2008, nhiều diện tích ngô đông gieo trồng trên đất 2 vụ lúa chậm hơn lịch gieo trồng đã không cho thu hoạch, dẫn đến nhiều hộ dân không dám làm.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến không hoàn thành kế hoạch trồng cây vụ đông, là do một số huyện như: Trấn Yên, Lục Yên, Yên Bình và huyện Văn Yên bị ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Gần 4 ngàn ha lúa bị thiệt hại, hàng ngàn hộ dân bị ảnh hưởng ngập lụt, đời sống kinh tế khó khăn, đồng đất lại không khôi phục kịp.

Bên cạnh đó, phải nói đến công tác chỉ đạo thiếu quyết liệt của ngành nông nghiệp và các huyện, xã. Huyện nào, xã nào cũng hô hào, chỉ đạo chung chung, nào là “xanh nhà hơn già đồng”, quyết tâm đẩy mạnh sản xuất vụ đông để “lấy ngô bù thóc”…

Một lý do nữa là giá cả vật tư đầu vào từ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng cao, người dân không mấy mặn mà trong đầu tư sản xuất. Đó là những lý do chính dẫn đến sản xuất cây vụ đông không đạt kế hoạch.

Nhưng có một vấn đề không thể không nói đến là cơ cấu giống, năng suất thấp, giá trị sản xuất cây vụ đông không cao, luôn làm các nhà quản lý, bà con nông dân băn khoăn trong suốt 12 năm qua. Cũng đã có không ít những ý kiến cho rằng, năng suất cây trồng thấp do trình độ canh tác thấp, mức đầu t-ư phân bón không đảm bảo, rồi đến khí hậu thổ nhưỡng ...

Những yếu tố không phải là không có lý, như-ng có hai vấn đề quan trọng tạo năng suất, giá trị thu nhập cây trồng vụ đông là cơ cấu giống, thời vụ và quy hoạch. Vụ đông năm nào cũng vậy, khi chuẩn bị bước vào thời vụ người dân lại loay hoay không biết trồng cây gì mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt.

Cuối cùng cây ngô vẫn là chủ lực, nhưng ngô gieo trồng đạt năng suất rất thấp, bình quân 27-30 tạ/ha, trong khi đó các tỉnh lân cận nh-ư: Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Phú Thọ đều đạt năng suất 6-7 tấn/ha. Mặc dù trên diện tích 5.422 ha ngô đã gieo trồng trong vụ đông này do xuống giống muộn tới 15-20 ngày, dẫn đến cây sinh trư-ởng rất kém, theo dự báo, đánh giá của các nhà chuyên môn, thì chỉ có 80% diện tích là cho thu hoạch được. 

Một tồn tại nữa trong sản xuất cây vụ đông, là cơ cấu giống thì nhiều song trồng thì không tập trung, cả về diện tích lẫn giống cây trồng. Ngô, khoai tây, rau mầu trồng lẫn lộn theo kiểu "xôi đỗ" mạnh nhà nào nhà ấy trồng làm sao hiệu quả và trở thành hàng hoá.

Những bất cập, tồn tại đó ngành nông nghiệp, các huyện thị cần phải có cái nhìn thấu đáo và nghiêm túc, rút kinh nghiệm để lấy đó làm bài học cho những vụ sản xuất tiếp theo. Muốn sản xuất cây vụ đông hiệu quả, thiết nghĩ phải thay đổi cách làm, cách nghĩ nh-ư trong những năm vừa qua. Cơ cấu giống là yếu tố quan trọng, song nó cũng không phải là yếu tố quyết định hết. Vấn đề cốt lõi là bố trí cơ cấu mùa vụ một cách hệ thống, khoa học trong cả năm.

Thanh Phúc

Các tin khác

YBĐT - Hiện nay đang lúc thời tiết giao mùa, là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan.

Các đồng chí lãnh đạo huyện và Phòng NN&PTNT kiểm tra hiệu quả đầu tư trồng cam của một hộ nông dân ở Trần Phú.

YBĐT - Nếu một lần ghé thăm thị trấn Nông trường Trần Phú, huyện Văn Chấn (Yên Bái) hẳn du khách sẽ ngạc nhiên bởi tận nơi đất cằn đá sỏi ấy lại có một vùng quê trù phú đến như vậy.

Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại, Bộ Công thương, từ đầu tháng 11 đến nay, giá xuất khẩu nhiều mặt hàng đã ngừng giảm và có dấu hiệu phục hồi nhẹ trở lại, nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp.

HTX Mông Sơn đã trở thành một doanh nghiệp kinh doanh khai thác chế biến đá trắng và vận tải thuỷ bộ tạo nhiều việc làm cho người lao động. (Ảnh: Minh Quang)

YBĐT - Hiện nay, toàn tỉnh Yên Bái có trên 280 HTX với hơn 40.000 xã viên. Các HTX này hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế nông lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, quản lý dịch vụ điện, chợ nông thôn, tín dụng nhân dân, y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục