Công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng Yên Bái: Vì sao chưa tương xứng tiềm năng

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/12/2008 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Tỉnh Yên Bái hiện có trên 100 ngàn ha rừng trồng phục vụ sản xuất, sản lượng gỗ khai thác mỗi năm trên 150.000m3, giá trị sản xuất công nghiệp ngành chế biến gỗ từ 70 – 80 tỷ đồng/năm. Thế mạnh nguồn nguyên liệu có thể phát triển bền vững không cạn kiệt này nếu được khai thác, chế biến hợp lý sẽ tạo ra sản lượng hàng hoá có giá trị không nhỏ trong cơ cấu sản phẩm công nghiệp.

Xưởng chế biến ván ghép thanh từ nguyên liệu gỗ rừng trồng của Công ty TNHH Thành Đạt (cụm công nghiệp tập trung Đầm Hồng - T.P Yên Bái). 
(Ảnh: Thanh Miền)
Xưởng chế biến ván ghép thanh từ nguyên liệu gỗ rừng trồng của Công ty TNHH Thành Đạt (cụm công nghiệp tập trung Đầm Hồng - T.P Yên Bái). (Ảnh: Thanh Miền)

Nhưng thực tế, hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành chế biến gỗ Yên Bái chưa tương xứng với tiềm năng, bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém cần được quan tâm khắc phục… 

 Thiếu quy hoạch, đầu tư thiếu chiều sâu

Trong 409 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng (GRT) hiện có của Yên Bái thì đã có 28 hợp tác xã và 344 hộ cá thể, chỉ có 37 doanh nghiệp (bao gồm công ty cổ phần, công ty TNHH và doanh nghiệp tư nhân). Số doanh nghiệp này chủ yếu hình thành trong vòng 3 năm trở lại đây cho thấy, chế biến GRT đã có sự phát triển nhưng một thời gian dài chưa được coi là ngành sản xuất quan trọng.

Các địa phương có diện tích và tiềm năng lớn về rừng trồng chưa có quy hoạch dài hơi. Ngành công nghiệp Yên Bái, cũng chưa có quy hoạch tổng thể về ngành sản xuất này. Do vậy, các cơ sở chế biến hình thành tự phát, phát triển không cân đối giữa vùng nguyên liệu với công suất chế biến, chủ yếu là quy mô gia đình với một vài máy cưa cắt, vốn đầu tư dưới 30 triệu đồng, sử dụng từ 2-3 lao động, sản phẩm chủ yếu là gỗ xẻ quy cách, giá trị thấp. Trong số 37 công ty, doanh nghiệp chế biến GRT, chỉ có vài doanh nghiệp có quy mô vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở lên. Mỗi năm, các cơ sở chế biến khoảng 8.000 m3 ván ghép thanh xuất khẩu, 330 triệu đôi đũa gỗ, 3.200m3 ván bóc, 1.000m3 ván dán, 13.100m3 ván ô kan… chưa tương xứng tiềm năng.

Phân tích tình hình ở 3 doanh nghiệp chế biến hàng đầu của Yên Bái cho thấy, các doanh nghiệp đầu tư chiều sâu thiếu đồng bộ, hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh hạn chế. Công ty cổ phần Ván nhân tạo với dây chuyền sản xuất ván dăm ép của Trung Quốc, công suất 10.000m3/năm, hơn 3 năm đi vào hoạt động vẫn loay hoay vì không đồng bộ, chất lượng sản phẩm chưa đạt yêu cầu, khó tiêu thụ. Công ty cổ phần Kinh doanh chế biến lâm sản xuất khẩu, thiết bị chủ yếu nhập khẩu từ Đài Loan, Hàn Quốc, sản phẩm chủ yếu là bán thành phẩm, tiêu thụ trong nước. Công ty cổ phần Thành Đạt đầu tư dây chuyền sản xuất ván ghép thanh xuất khẩu, thiết bị công nghệ Đài Loan và Nhật Bản, dây chuyền đồng bộ nhưng mức độ tự động hoá không cao. Các cơ sở khác đều đầu tư dưới dạng sơ chế, bán cho các doanh nghiệp trong nước có công nghệ hiện đại để hoàn thiện xuất khẩu. Yên Bái hiện có trên 100.000 ha rừng trồng, mỗi năm tỉnh trồng mới 10.000 ha, sản lượng gỗ khai thác hàng năm trên 150.000m3, gấp nhiều lần năng lực chế biến của 409 cơ sở hiện có.

Tìm hiểu quy mô công nghệ và sản xuất kinh doanh ở một số doanh nghiệp, có thể thấy, phát triển thiếu quy hoạch và yếu về chiều sâu nên sản phẩm chế biến của các doanh nghiệp có giá trị và sức cạnh tranh thấp. Ví dụ, Công ty cổ phần Chế biến lâm sản xuất khẩu có truyền thống và nhiều kinh nghiệm, nhưng máy móc thiết bị thuộc thế hệ cũ, năng suất và chất lượng không cao; Công ty cổ phần Chế biến lâm sản Thành Đạt, HTX Chế biến gỗ Hồng Hà dây chuyền thiết bị đồng bộ, tiên tiến, sản phẩm được thị trường chấp nhận nhưng sản lượng thấp; Công ty cổ phần Ván nhân tạo áp dụng phương pháp công nghệ của Đức nhưng thiết bị cũ, lạc hậu, chất lượng sản phẩm ván dăm chưa ổn định, chưa có hiệu quả. Sản phẩm đũa gỗ xuất khẩu, hiện chỉ có 3 đơn vị sản xuất là Công ty cổ phần Kinh doanh chế biến lâm sản xuất khẩu, Công ty TNHH Tây Hòa, Công ty TNHH Minh Thiện, Công ty TNHH Tuấn Hằng. Đặc điểm chung là cơ sở vật chất, nhà xưởng chưa được đầu tư đúng mức, sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường. Về sản phẩm đồ mộc dân dụng, các cơ sở sản xuất với máy móc thiết bị của Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc; sản xuất thủ công kết hợp với bán cơ khí, năng suất lao động không cao, quy mô sản xuất nhỏ…  

Đánh giá chung là, công nghiệp chế biến GRT Yên Bái đã có sự phát triển, giải quyết việc làm thu nhập cho gần 3.000 lao động, đóng góp 5,3 tỷ đồng (năm 2008) cho ngân sách, góp phần vào tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa tương xứng tiềm năng.

Phát triển phải theo hướng bền vững

Đó là yêu cầu lớn đặt ra cho công nghiệp chế biến GRT Yên Bái trong thời kỳ đẩy nhanh CNH - HĐH, nhất là khu vực kinh tế nông thôn như Nghị quyết TW7, khoá X đã đề ra. Theo các nhà quản lý, dự kiến đến năm 2010 giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến GRT đạt 150 tỷ đồng, đến 2015 đạt 350 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2007 – 2010 là 37%. Sản phẩm chủ yếu là bột giấy, ván MDF, đồ gỗ dân dụng, ván dăm, ván ghép thanh với sản lượng nguyên liệu đưa vào chế biến 300.000 m3/năm.

Công ty cổ phần Phát triển Quy Mông đã đầu tư dây chuyền bóc gỗ mặt hiện đại làm ra các sản phẩm gỗ ván ép chất lượng cao.


Để đạt được mục tiêu đó, công nghiệp chế biến GRT Yên Bái phải được phát triển đúng quy hoạch, quy mô phù hợp với vùng nguyên liệu; đầu tư chế biến với quy mô và công nghệ phù hợp để nâng cao được giá trị sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu; các sản phẩm phải có sự lựa chọn, phù hợp với lợi thế từng địa phương. Giải pháp là đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thị trường; thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy quy mô với công nghệ tiên tiến, có chính sách phù hợp thu hút nhân lực, lao động có trình độ tay nghề cao, thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước để tranh thủ thương hiệu và thị trường; phát triển các cơ sở sản xuất trên cơ sở phát triển vùng nguyên liệu ổn định và bảo đảm phát triển bền vững.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến từ GRT trong và ngoài nước hiện rất thuận lợi, vấn đề đặt ra là, các cơ sở chế biến phải liên kết trong sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, tiến tới sản xuất sản phẩm cuối cùng và tạo cho mình thương hiệu đủ mạnh để chiếm lĩnh thị trường, chấm dứt cảnh bán sản phẩm sơ chế, bán thành phẩm cho doanh nghiệp ngoại tỉnh có thương hiệu mạnh, có thị trường như hiện nay.

Tuấn Anh

Các tin khác

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn vừa ký ban hành quyết định bỏ áp dụng mức thuế tuyệt đối đối với mặt hàng phân bón xuất khẩu, gồm phân urê, phân amoni sunfat (SA), phân kali và phân diamonium phosphat (DAP).

Ngày 17-12, Bộ Y tế, Bộ Tài chính và Bộ Công thương đã họp bàn đánh giá 1 năm thực hiện quản lý giá thuốc theo quy chế mới. Bộ Y tế ước tính, trong 11 tháng năm 2008, chỉ số giá thuốc đứng thứ 9/10 nhóm hàng trọng yếu, tăng trên 9%.

Nông dân huyện Yên Bình khai thác gỗ rừng trồng. (Ảnh: H.N)

YBĐT - Yên Bái là tỉnh miền núi, có nhiều lợi thế về phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, bằng nhiều nỗ lực, toàn tỉnh đã trồng được trên 264 ngàn ha rừng kinh tế, chiếm 52,9% diện tích đất lâm nghiệp. Diện tích rừng kinh tế đã và đang góp phần quan trọng trong xoá đói, giảm nghèo và làm giầu ở nhiều vùng quê. Tuy nhiên, có một thực tế là ở nhiều nơi người trồng rừng chưa thực sự sống được bằng nghề rừng.

Rừng bạch đàn trên hồ Thác Bà.

YBĐT - Năm 2008 qua đi bà con nông dân các dân tộc Yên Bái lại trồng mới được gần 15 ngàn ha rừng đưa tổng diện tích rừng toàn tỉnh lên trên 396 ngàn ha. Và cũng là năm Yên Bái có số vụ cháy rừng ít nhất cùng với đó công tác quản lý bảo vệ rừng cũng được nâng lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục