Quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo theo đúng chính sách, pháp luật

  • Cập nhật: Thứ ba, 6/1/2009 | 12:00:00 AM

Để việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo thực hiện thống nhất, đúng pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế, góp phần xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số: 1940/CT-TTg về nhà đất liên quan đến tôn giáo.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ tập trung chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo; rà soát quy hoạch tổng thể về quản lý, sử dụng đất và chỉ đạo giải quyết kịp thời những vấn đề liên quan đến tôn giáo, bảo đảm hài hòa giữa lợi ích tôn giáo với lợi ích dân tộc. Việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo phải thực hiện đúng chính sách, pháp luật và theo những nguyên tắc, nội dung sau: Đảng và Nhà nước tôn trọng, bảo đảm quyền sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật và các nhu cầu chính đáng về nhà, đất để phục vụ mục đích tôn giáo của tổ chức, tín đồ tôn giáo. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quỹ đất của địa phương để xem xét nhu cầu chính đáng về nhà, đất để phục vụ cho hoạt động tôn giáo, quyết định giao cho cơ sở tôn giáo diện tích nhà, đất theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

Đối với nhà, đất liên quan đến tôn giáo mà Nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà, đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà, đất đã ban hành trước ngày 1/7/1991 thì thực hiện theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội và các văn bản pháp luật có liên quan. Các Bộ, ngành có liên quan, UBND các tỉnh thành phố trực thuộc TƯ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tiếp tục thực hiện và đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

Chỉ thị cũng nêu rõ, sau khi có quyết định giải quyết với từng trường hợp đất đai liên quan đến tôn giáo, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải thông báo để cơ sở tôn giáo và quần chúng, tín đồ biết và thực hiện. Những hành vi lợi dụng để gây rối trật tự công cộng, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị, những vấn đề còn vướng mắc hoặc phát sinh, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

(Theo VOV)

Các tin khác

Sáng 5/1, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã công bố chiến dịch 99 tour giảm giá 30 - 50% mang tên Impressive Vietnam (Ấn tượng Việt Nam). 114 doanh nghiệp lữ hành, khách sạn tham gia chương trình khuyến mại lớn nhất từ trước đến nay.

Trong đó, thép xây dựng nhu cầu trong nước và xuất khẩu khoảng 4,95 triệu tấn, sản xuất đáp ứng khoảng 4,15 triệu tấn, còn lại là nhập khẩu.

Năm 2008 doanh thu của Viễn thông Yên Bái ước đạt 93,5 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 4,5 tỷ đồng.

YBĐT - Năm 2008, dù gặp nhiều khó khăn song với sự cố gắng nỗ lực cao Viễn thông Yên Bái tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ; củng cố mở rộng nâng cao chất lượng mạng lưới, năng lực mạng lưới Viễn thông, đầu tư phát triển đến vùng sâu, vùng cao phục vụ nhu cầu của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Chăn nuôi trâu ở xã Vĩnh Lạc (Lục Yên).
Ảnh: Hoàng Nhâm

YBĐT - Yên Bái là một tỉnh miền núi, nhiều vùng gò đồi, rừng núi, nhiều thảm cỏ, rất thích hợp cho phát triển đàn gia súc, trong đó có việc nuôi trâu. Đàn trâu ở Yên Bái tập trung chủ yếu ở các huyện: Lục Yên, Văn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, Trạm Tấu, Mù Cang Chải... Hàng năm, bà con vẫn xuất bán ra thị trường hàng nghìn con. Từ những năm 60, tỉnh Yên Bái nhập giống trâu Mu-ra của ấn Độ là giống trâu cho sản lượng thịt và sữa cao. Trâu Mu-ra được phối giống với trâu ta tạo ra loài trâu lai F1 thích nghi với điều kiện sinh thái ở Yên Bái.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục