Kinh doanh các bất động sản không đủ điều kiện bị phạt 60 - 70 triệu đồng
- Cập nhật: Thứ hai, 2/3/2009 | 12:00:00 AM
Từ 1-5-2009, các vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở… thì ngoài việc bị phạt tiền còn có thể bị thu hồi, tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chứng chỉ hành nghề. Đây là quy định tại Nghị định 23/2009-NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động này vừa được Chính phủ ban hành.
Nếu các chủ đầu tư vi phạm về trật tự xây dựng, sau khi có quyết định đình chỉ thi công của cấp có thẩm quyền mà chủ đầu tư vẫn tái phạm thì tùy theo mức độ vi phạm, quy mô công trình vi phạm, sẽ bị xử phạt từ 300 - 500 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng.
Đối với các nhà thầu, nếu vi phạm một trong những hành vi như nghiệm thu khống, tổ chức bàn giao công trình cho chủ sở hữu, sử dụng công trình khi chưa tổ chức nghiệm thu theo quy định, báo cáo tài liệu, số liệu khảo sát không trung thực, không đúng quy định dẫn tới phải điều chỉnh thiết kế 2 lần trở lên... sẽ bị phạt từ 80 - 100 triệu đồng...
(Theo SGGP)
Các tin khác

Bộ Tài chính khẳng định việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô vẫn tiến hành theo đúng thời điểm Luật thuế sửa đổi có hiệu lực - 1/4, không lùi lại như nhiều người lầm tưởng.
YBĐT - Nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo kinh tế vĩ mô, Chính phủ đã triển khai 5 nhóm giải pháp cấp bách chống suy giảm kinh tế. Trong đó, Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ 4% lãi suất cho vay vốn ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh là một giải pháp quan trọng nhằm giảm giá thành sản phẩm hàng hoá, duy trì sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, hỗ trợ nền kinh tế bị tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới.
Giá gas trong nước bắt đầu giảm giá sau khi đã tăng rất mạnh trong tháng 2.
Để nâng cao chất lượng nông sản và tính cạnh tranh, đảm bảo khả năng dự trữ phục vụ xuất khẩu, Thủ tướng vừa giao Bộ NN-PTNT soạn thảo đề án xây dựng hệ thống kho dự trữ lúa gạo hiện đại, tập trung chủ yếu ở khu vực ĐBSCL với tổng công suất 4 triệu tấn, để trình Thủ tướng phê duyệt trong tháng 3-2008.