Văn Yên: Đưa công nghiệp chế biến về nông thôn

  • Cập nhật: Thứ sáu, 13/3/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Sản xuất nông - lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của Văn Yên (Yên Bái). Phát triển các vùng nguyên liệu tập trung như: quế, sắn, chè, gỗ rừng trồng... để đưa công nghiệp chế biến về nông thôn là hướng đi mà Đảng bộ huyện đề ra nhằm tăng giá trị nông lâm sản, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.

Theo Trưởng phòng Công thương - Bùi Văn Việt: “Để đưa công nghiệp chế biến về nông thôn, phải có vùng nguyên liệu phục vụ chế biến. Quy hoạch vùng nguyên liệu và quản lý sự phát triển bằng quy hoạch là nét mới trong chỉ đạo phát triển kinh tế ở Văn Yên những năm gần đây. Trong 5 cây chủ yếu của Văn Yên (lúa, quế, sắn, chè, gỗ rừng trồng) thì quế là cây trồng có diện tích lớn và giá trị kinh tế cao.

Từ những cây quế đầu tiên của Hợp tác xã Cộng lực (Viễn Sơn), nay quế đã được trồng ở tất cả các xã trong huyện. Hết năm 2008, Văn Yên đã có diện tích quế trên 15.000 ha, tập trung ở xã: Đại Sơn, Viễn Sơn, Mỏ Vàng, Hoàng Thắng, Xuân Tầm, Châu Quế Thượng, Châu Quế Hạ...  Sắn cao sản là một cây trồng mới. Từ năm 2001, huyện chỉ đạo phát triển vùng sắn cao sản 4.000 ha ở các xã: Đông Cuông, Mậu Đông, An Bình, Quang Minh, Tân Hợp... Chè cũng là cây công nghiệp được huyện khuyến khích phát triển. Chè ở Văn Yên trước đây là chè giống cũ, năng suất thấp. Huyện đã chỉ đạo quy hoạch phát triển vùng chè giống mới 500 ha, chất lượng cao ở các xã An Thịnh, Yên Hợp, Yên Hưng, Xuân Ái, Hoàng Thắng, Mậu Đông, Yên Thái...

Để thu hút đầu tư và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông - lâm sản, ngoài cụm công nghiệp Bắc Văn Yên, huyện đã chủ động quy hoạch xây dựng cụm sản xuất công nghiệp ở phía Tây cầu Mậu A và cụm công nghiệp xã Đông An. Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Văn Yên (cụm công nghiệp Bắc Văn Yên) do Công ty cổ phần Lâm nông sản Yên Bái đầu tư đã đi vào sản xuất từ năm 2001. Từ tháng 3/2008, Công ty này tiếp tục đầu tư thêm dây chuyền số 2 công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm. Bình quân, một vụ Nhà máy đã chi từ 25 - 30 tỷ đồng thu mua nguyên liệu cho dân. Quế là cây trồng đem lại tiền tỷ cho nông dân Văn Yên từ nhiều năm qua. Ngoài thu hoạch quế vỏ bán ra thị trường, thu nhập từ cây quế của bà con đã được nâng lên nhờ bán lá, cành quế cho Nhà máy Tinh dầu quế Đông Cuông do Công ty TNHH Thương mại - Sản xuất - Xuất nhập khẩu Đạt Thành đầu tư xây dựng với công suất 200.000 lít/năm. Toàn bộ sản phẩm của Nhà máy được xuất khẩu trực tiếp với giá bán trên dưới 200.000 đồng/lít, Nhà máy đã thu mua cánh, lá quế cho nông dân từ 800 - 1.000 đồng/kg. Chế biến gỗ rừng trồng là ngành sản xuất phát triển mạnh ở Văn Yên trong một vài năm trở lại đây.

Toàn huyện hiện có 12 cơ sở chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất mộc dân dụng. Nhiều đơn vị có vốn kinh doanh trên 500 triệu đồng, đầu tư dây chuyền chế biến gỗ ván thanh, ván bóc như: Công ty TNHH H&P, Công ty TNHH Việt Hà, Công ty TNHH Minh Thủy, Doanh nghiệp tư nhân Hải Yến... Kinh tế nông thôn ở Văn Yên thời gian gần đây có nhiều khởi sắc do sự phát triển của các cơ sở chế biến. Toàn huyện hiện có 34 doanh nghiệp, hợp tác xã với 2.800 lao động tham gia sản xuất công nghiệp. Năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đã đạt trên 131 tỷ đồng, bằng 130% so với năm 2007.

Trong đó, chế biến nông - lâm sản chiếm tỷ trọng chủ yếu với các sản phẩm chính là tinh bột sắn xuất khẩu 9.000 tấn, giấy đế xuất khẩu 5.000 tấn, chè sơ chế 1.300 tấn, tinh dầu quế 110 tấn, gỗ bao bì 6.000 m3... Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp triển khai các dự án chế biến tại vùng nguyên liệu, huyện Văn Yên đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có chính sách khuyến công. Năm 2008, đã có 5 đề án khuyến công được thực hiện với kinh phí 176 triệu đồng, trong đó có 2 đề án khuyến công dành cho các cơ sở chế biến nông lâm sản là Đề án hỗ trợ thiết bị máy móc sản xuất ván ghép thanh Công ty TNHH H&P; Đề án hỗ trợ thiết bị chế biến gỗ rừng trồng cơ sở Đỗ Văn Thực (xã Đông An). Các cơ sở này, do được hỗ trợ kịp thời đã nhanh chóng mua sắm thiết bị, đi vào sản xuất ngay từ đầu năm 2009.

Sản xuất nông - lâm nghiệp ở Văn Yên thời gian qua có sự chuyển dịch đúng hướng là có sự tác động và thúc đẩy quan trọng của công nghiệp chế biến. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, trong đó có chế biến nông – lâm sản, đưa công nghiệp chế biến về nông thôn tiếp tục là ưu tiên chỉ đạo của huyện Văn Yên trong phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. Giải pháp chủ yếu là, huyện tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai các dự án sản xuất tại địa phương; thực hiện tốt các chính sách phát triển kinh tế thị trường, hỗ trợ sản xuất, tăng cường hỗ trợ thông tin kinh tế - thị trường, xúc tiến thương mại, thực hiện phương châm “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”.

Q.K

Các tin khác

Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), trong năm nay, tập đoàn sẽ khởi công 4 nhà máy nhiệt điện than có tổng công suất 3.800 MW, gồm: Nhà máy điện Duyên Hải 1, Nghi Sơn 1, Mông Dương 1 và Vĩnh Tân 2Cũng trong năm 2009, hệ thống sẽ được bổ sung tổng công suất 2.700 MW do 9 công trình điện mới sẽ đi vào vận hành. Đó là các nhà máy thủy điện Buôn Kuốp, Plêikrông, Sê San 4, Buôn Tua Srah, Sông Ba Hạ, Bản Vẽ và các nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1, Quảng Ninh 1, Ô Môn 1.

Trái phiếu được phát hành tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.

Từ 18-30/3/2009, Chính phủ sẽ tiến hành phát hành trái phiếu bằng đồng USD đợt một năm 2009 với tổng trị giá 300 triệu USD.

Chiều 12/3, Hiệp hội Thép Việt Nam đã gửi văn bản tới Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương đề nghị tăng thuế nhập khẩu thép.

Đợt thanh tra không chỉ tập trung vào giá mà còn kiểm tra nhiều vấn đề liên quan đến sản xuất, kinh doanh của DN nhằm làm rõ giá thành, lợi nhuận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục