Đại Minh: Bưởi lại mất mùa

  • Cập nhật: Thứ ba, 17/3/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Làng bưởi Khả Lĩnh ở xã Đại Minh, huyện Yên Bình (Yên Bái) nằm thanh bình bên dòng sông Chảy hiền hòa, xanh trong. Xưa kia Khả Lĩnh nổi tiếng với loại bưởi ngọt lá nhỏ, thơm ngon, múi dóc, mọng nước. Đó là chuyện của chục năm trước, còn bây giờ cây bưởi ở Đại Minh đang có những dấu hiệu bất thường, làm người trồng bưởi lo lắng.

Hướng dẫn người trồng bưởi thôn Khả Lĩnh thụ phấn bổ sung.
Hướng dẫn người trồng bưởi thôn Khả Lĩnh thụ phấn bổ sung.

Tám năm mất mùa

Đến nay, làng bưởi Khả Lĩnh vẫn còn 2 cây bưởi “Tổ” mà người ta không nhớ được là bao nhiêu năm tuổi. Một cụ già 75 tuổi ở làng cho biết, ngày bé vẫn thường được nghe ông nội của mình kể rằng, cây bưởi này sinh ra cùng với ông, ông lớn lên nó cũng lớn.

Từ làng bưởi Khả Lĩnh, đến nay gần 800 hộ ở 15 thôn trong xã đều trồng bưởi. Hộ ít cũng 4-5 sào, hộ nhiều thì trồng được trên 2ha. Bình quân thu nhập hàng năm từ cây bưởi của mỗi hộ trong xã từ 20-25 triệu đồng. Sản phẩm bưởi ở Đại Minh đã thực sự trở thành hàng hoá. Từ xưa, thương nhân ở miền xuôi thường ngược dòng sông Chảy mua hàng thuyền đem về xuôi. Bưởi đã là cây xoá đói giảm nghèo cho người dân. Nhiều hộ nông dân nghèo trước đây đang giầu lên từ trồng bưởi. Nhiều người con đất Đại Minh trưởng thành, ăn học thành đạt cũng đều nhờ cây bưởi.

Đó là chuyện của hàng chục năm trước, còn bây giờ cây bưởi ở Đại Minh đang có những dấu hiệu bất thường, làm người trồng bưởi lo lắng. Theo số liệu thống kê của xã thì tổng thu nhập hàng năm từ bưởi đang có chiều hướng giảm sút; nếu như năm 2000, toàn xã đạt 1,7 tỷ đồng thì năm 2004 chỉ còn 800 triệu đồng và đến nay từ 600-700 triệu đồng/năm. Nguyên nhân nào dẫn đến sản lượng bưởi hàng năm sụt giảm?.

Đi tìm nguyên nhân

Ông Nguyễn Khắc Hiếu-Trưởng thôn Khả Lĩnh 1 - người có nhiều năm kinh nghiệm trồng bưởi cho biết: “Hiện trong thôn có 68/68 hộ trồng bưởi, trong đó có 32 hộ trồng từ 100 gốc trở lên. Bà con trong thôn thấy được hiệu quả mà cây bưởi mang lại là rất lớn nên đã tích cực trồng, chăm sóc như: tưới nước, phủ rạ quanh gốc, làm đất xốp dưới gốc, phòng trừ sâu bệnh... Nhờ vậy, cây bưởi phát triển khá tốt, lá xanh, tán phủ rộng, hoa nhiều nhưng tình trạng chung là không đậu quả.

Tình trạng này đã kéo dài gần chục năm nay và nếu trước kia mỗi năm thu nhập của gia đình từ bưởi đạt 20-25 triệu đồng/năm thì năm 2008 vừa qua chỉ được 3 triệu đồng”. Ông Nguyễn Tiến Mạnh - một cựu chiến binh ở thôn có 50 gốc bưởi 30 năm tuổi cũng trong tình trạng hoa nhiều mà không đậu quả. Tình trạng cây bưởi không đậu quả diễn ra ở hầu hết các hộ trong thôn Khả Lĩnh và cả xã Đại Minh.

Theo ông Nguyễn Khắc Hiếu, Trưởng thôn Khả Lĩnh thì trong làng vẫn có những vườn bưởi cho thu hoạch từ 20-25 triệu đồng. Một điểm chung là những vườn bưởi này đều trồng hỗn loài, không chỉ trồng riêng một loại bưởi ngọt lá nhỏ, loài đặc chủng ở Khả Lĩnh mà còn có nhiều loại bưởi khác xen trong vườn như bưởi lá to, bưởi chua, bưởi hột.

Vườn ông Hiếu trước đây cũng có nhiều loại bưởi khác nhau, nhưng sau này thấy loại bưởi ngọt có giá trị cao hơn nên ông chặt hết các loại khác, chỉ để lại những cây bưởi ngọt lá nhỏ đặc chủng. Đây có phải nguyên nhân hay không thì vẫn cần có sự vào cuộc của các nhà khoa học để có kết luận chính xác, mở hướng đi cho người nông dân.

Cần có sự vào cuộc của các nhà khoa học

Năm 2006, có 2 chuyên gia người nước ngoài về Khả Lĩnh nghiên cứu và sau đó họ khuyến cáo, những loại cây cho quả có múi thì chỉ trồng 3-4 năm phải chặt bỏ. Điều này đi ngược lại với loại bưởi ở địa phương, vì từ hàng trăm năm nay chỉ những cây bưởi trên 30 năm tuổi ở Đại Minh mới cho sai quả và cho những trái ngon, chất lượng, giá trị cao. Còn những cây dưới 30 năm tuổi chỉ cho những trái bưởi, chất lượng không thể sánh bằng.

Tuy nhiên, cũng theo ông Hiếu thì những quy trình chăm sóc của chuyên gia cung cấp thì rất đúng, người dân có thể tham khảo và áp dụng được. Sau đó, để tháo gỡ cho các hộ trồng bưởi trong xã, năm 2007, Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương đã cử cán bộ về Khả Lĩnh để nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân.

Ông Nguyễn Đức Thọ - cán bộ của Viện cho biết: “Chúng tôi đang áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để tìm ra nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bưởi mất mùa ở đây. Các biện pháp đã được áp dụng như: tăng cường chăm sóc, đào rãnh sâu 20 cm quanh tán để bón phân hữu cơ, đồng thời mỗi gốc bón 0,2kg phân đạm; 0,5kg phân lân; 1-2kg vôi; phun thuốc bón lá; cắt tỉa cành, tạo tán; phòng trừ sâu bệnh và thụ phấn bổ sung. Hiện mới chỉ qua một vụ, nên chưa thể có kết luận chính xác”.

Theo ông Nguyễn Tiến Mạnh, và một số hộ khác trong thôn đang áp dụng phương pháp thụ phấn bổ sung thì phương pháp này bước đầu cũng đem lại kết quả khả quan nhưng mùa bưởi năm 2008 vừa qua vẫn còn kém xa những năm trước.

Hy vọng rằng, với những nỗ lực của các cán bộ khoa học sẽ sớm tìm ra nguyên nhân, có kết luận chính xác, tháo gỡ khó khăn cho người trồng bưởi để những mùa bưởi sau Đại Minh lại trĩu cành quả ngọt! Cán bộ Viện nghiên cứu rau quả trung ương hướng dẫn người trồng bưởi  thôn Khả Lĩnh, xã Đại Minh thụ phấn bổ sung.

Anh Dũng

Các tin khác
Yên Bái đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Ảnh minh hoạ

Các cấp chính quyền tỉnh Yên Bái thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ kịp thời khó khăn cho doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh vốn đầu tư trên địa bàn.

Mô hình chăn nuôi trâu, bò bán chăn thả của hội viên nông dân xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải mang lại hiệu quả kinh tế, giúp người dân xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Với địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt, khô hanh kéo dài, huyện Mù Cang Chải gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) huyện Mù Cang Chải đã triển khai nhiều phong trào, hoạt động có ý nghĩa, góp phần tạo sự chuyển biến rõ nét trong phát triển nông nghiệp tại địa phương.

Vườn thanh long được cấp mã số vùng trồng tiêu thụ nội địa của gia đình ông Trần Bá Đức, xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ.

Nhiều năm qua, người trồng cây ăn quả ở xã Nghĩa Lộ, thị xã Nghĩa Lộ đã đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn, không thuốc trừ cỏ, không tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) với quan niệm “sản xuất an toàn, sản phẩm không lo ế”.

Ảnh minh họa

Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có công văn gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc Trung Quốc thông báo chính sách kiểm soát nhập khẩu với dưa hấu của Việt Nam.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục