Từ 1-5, tăng cước tem thư: Người dân không bị ảnh hưởng nhiều?

  • Cập nhật: Thứ năm, 2/4/2009 | 12:00:00 AM

Từ 1-5-2009, cước thư thường trong nước đến 20gram sẽ là 2.000 đ/chiếc, tăng 2,5 lần so với hiện nay (800đ/chiếc). Mức giá mới này được áp dụng cho các năm 2009, 2010. Với người tiêu dùng ở thành thị, cước phí tem thư sau khi tăng chỉ bằng (thậm chí thấp hơn) giá gửi một chiếc xe máy, nhưng với người dân ở vùng nông thôn, mức tăng này liệu có chấp nhận được?

Người dân sẽ không bị ảnh hưởng nhiều khi giá cước tem thư tăng.
Người dân sẽ không bị ảnh hưởng nhiều khi giá cước tem thư tăng.

Theo Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam (VNPost), ở thời điểm tăng cước thư thường vào năm 2000 (lên 800đ/chiếc tem thư) lúc đó giá thành đã là 1.300đ/chiếc, mức tăng này chỉ bù đắp được 61% giá thành. Từ năm 2000 đến nay, chi phí  "đầu vào" tăng nhanh, như giá xăng dầu tăng hơn hai lần từ 5.400đ/lít, lên 11.000đ/lít (có thời điểm tăng lên tới 19.000đ/lít); giá cước vận tải đường sắt Bắc - Nam tăng 13% (từ 920đ/kg lên 1.040đ/kg). Căn cứ các yếu tố "đầu vào" này, giá của một chiếc tem thư hiện có giá hơn 3.500đ/chiếc. Với mức giá vẫn giữ 800đ/chiếc chỉ bù được 17,7% giá thành, do đó hằng năm Nhà nước phải bù lỗ cho ngành bưu chính khá lớn, năm sau cao hơn năm trước và tới cả nghìn tỷ đồng/năm. 

Điều đáng nói, việc Nhà nước bù lỗ cho ngành bưu chính, tính ra cũng là hỗ trợ cho những người có thu nhập thấp. Tuy nhiên, điều này vô hình trung đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp (DN) gửi thư quảng cáo, chào hàng. Theo nghiên cứu mới đây của Bộ Thông tin và Truyền thông, tỷ trọng thư gửi cá nhân ngày càng giảm do sự phát triển của các dịch vụ viễn thông như điện thoại, internet, trong khi tỷ trọng gửi thư của các tổ chức, DN dùng gửi để quảng cáo ngày càng tăng. Ngay ở các nước phát triển được coi là có thói quen gửi thư cá nhân thì con số này cũng chỉ chiếm 20-30%, còn lại 70-80% lượng thư gửi là các tổ chức, DN dùng cho mục đích kinh doanh.

Với phương án tăng cước thư thường trong nước đến 20gram đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vừa qua, cước tem thư trong nước sẽ tăng có lộ trình với mục đích giá cước tem thư sẽ tiến tới bằng giá thành để ngành bưu chính có đủ năng lực cạnh tranh; trong đó giai đoạn 1 (áp dụng từ 1-5-2009) tăng lên 2.000đ/chiếc. Mức tăng này sẽ giúp Nhà nước giảm bù lỗ từ ngân sách.

Với sự phát triển mạnh và cạnh tranh quyết liệt của các DN trong lĩnh vực viễn thông, kéo theo xu hướng giá cước ngày càng giảm, cộng với việc các DN liên tục đưa ra các chương trình khuyến mại, người dân có thể dễ dàng lựa chọn nhiều cách thức liên lạc như điện thoại, internet… Tuy nhiên, với một số đối tượng như bộ đội, người dân sống ở nông thôn, sinh viên, việc gửi thư bưu chính là phổ biến, mà hầu hết trong số họ là những người có thu nhập thấp. Vậy, với việc tăng cước gấp 2,5 lần so với giá cũ liệu có chấp nhận được? Theo bà Nguyễn Thị Bội Lan (Vụ trưởng Vụ Bưu chính - Bộ Thông tin và Truyền thông), dựa theo kết quả tính toán của các chuyên gia, ước tính ở Việt Nam bình quân mỗi người dân gửi khoảng 3 thư/năm, trong một gia đình có khoảng 4 người, lượng thư sẽ là 12 thư/năm.

Với cước tem thư là 2.000đ, mỗi gia đình phải chi phí thêm 14.400đ/năm (so với việc gửi thư theo giá cũ) thì con số này ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên, với nhiều người, thói quen gửi thư đã không còn từ nhiều năm nay, sau khi các dịch vụ điện thoại, internet phát triển mạnh. Với các DN bưu chính, mức cước tem thư tăng sẽ ảnh hưởng gì đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ? Bà Nguyễn Thị Bội Lan cho biết, theo quy luật có thể trong thời gian đầu sản lượng thư sẽ giảm do tác động từ việc tăng giá cước tem thư, nhất là các DN, thay vì gửi thư quảng cáo tràn lan cho khách hàng như trước đây, họ sẽ phải cân nhắc, tính toán lại để gửi thư có hiệu quả, giảm chi phí. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng đến đâu phải chờ những con số cụ thể và chỉ chính xác sau thời điểm 1-5-2009. Tuy nhiên, theo bà Lan, về lâu dài việc giảm sản lượng gửi thư sẽ không nhiều, vì nó là nhu cầu sử dụng của khách hàng.

(Theo HNMO)

Các tin khác

YBĐT - Nhiều năm trở lại đây, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã tích cực mở rộng diện tích cây lương thực, thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, đồng thời huyện cũng rất quan tâm phát triển diện tích cây công nghiệp lâu năm nhằm thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

Toyota Fortuner có được mức tăng giá khá

Từ hôm nay (1/4), giá bán lẻ của nhiều loại ôtô bắt đầu tăng mạnh do các mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt mới chính thức có hiệu lực.

Chế biến gỗ rừng trồng ở xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình. Ảnh MQ

YBĐT - Huyện Yên Bình (Yên Bái) hiện có 872 cơ sở và hộ cá thể sản xuất, kinh doanh các ngành nghề công nghiệp ngoài quốc doanh, trong đó có 44 hợp tác xã, 16 doanh nghiệp tư nhân, 10 công ty cổ phần và 41 công ty trách nhiệm hữu hạn, 761 hộ cá thể.

Đến nay, KBNN Yên Bái đã có 59,6% cán bộ trình độ đại học, cao đẳng.

YBĐT - Trải qua 19 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Yên Bái và KBNN cùng với sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh, sự nỗ lực phấn đấu của các thế hệ cán bộ, đến nay, KBNN Yên Bái đã có những bước phát triển nhanh, toàn diện trên các mặt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục