Sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hoá: Phải làm tốt quy hoạch và thị trường

  • Cập nhật: Thứ tư, 15/4/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Trong vài năm trở lại đây, trên các vùng quê người nông dân sản xuất không chỉ lấy cái ăn hàng ngày, mà còn tính toán chọn giống cây, vật nuôi làm hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Nhiều nơi bà con nông dân còn sản xuất nông – lâm nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung như: chè, sắn, cam, nhãn, bưởi, lúa gạo... đã phát huy hiệu quả tốt, góp phần không nhỏ trong xoá đói giảm nghèo nông nghiệp-nông thôn.

Trồng cam ở Văn Chấn.
Trồng cam ở Văn Chấn.

Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất đã bộc lộ nhiều yếu kém, nhiều nơi sản xuất không có quy hoạch cụ thể, có nơi đã có quy hoạch nhưng lại phát triển tràn lan, thiếu định hướng…Từ đó dẫn đến đầu ra cho sản phẩm không ổn định, sản xuất mang tính tự sản, tự tiêu, chưa phát huy hiệu quả kinh tế, không kích thích sản xuất.

Một minh chứng rõ nhất là sản phẩm chè búp, là xứ sở của chè với diện tích trên 12 ngàn ha, mỗi năm bà con thu hái trên 75 ngàn tấn búp tươi, nguyên liệu ổn định. Thế nhưng cứ mỗi khi vào vụ chè là người làm chè lo âu về thị trường tiêu thụ, rồi đến giá cả thu mua của các doanh nghiệp. Mặc dù trên địa bàn có khá nhiều doanh nghiệp, công ty sản xuất chế biến chè, tuy vậy việc thu mua rất phập phù. Lúc cần thì doanh nghiệp tranh mua, tranh bán lộn xộn, khi không có thị trường thì mua với giá rất rẻ mạt. Bà con không tự chủ trong đầu tư cũng như sản xuất, bởi lẽ chẳng có doanh nghiệp nào ký hợp đồng tiêu thụ ổn định.

Huyện Văn Yên được đánh giá là thủ phủ của cây quế, quế nơi đây có chất lượng tốt, hàm lượng tinh dầu cao, được người tiêu dùng ưa chuộng. Có những thời điểm cây quế được coi là một nguồn "vàng xanh". Nhưng liên tục 4-5 năm trở lại đây, người trồng quế liên tục khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, giá cả xuống thấp. Vùng nhãn, cam huyện Văn Chấn cũng rơi vào tình trạng tương tự, huyện, xã vận động nhân dân đưa cam, quýt, nhãn vào trồng tập trung tạo vùng hàng hoá lớn, song chẳng ai đứng ra thu mua mà hoàn toàn tự sản, tự tiêu. Trong dịp tết vừa qua, vùng cam Văn Chấn chín vàng rực từ nhà lên đồi, ước tính sản lượng lên đến cả chục ngàn tấn, trong khi đó giá quá thấp 600-1000 đồng/kg mà cũng không có ai mua. Lúa gạo chất lượng cao, cây nguyên liệu giấy cũng chẳng khá hơn, thị trường không ổn định, giá thấp do ép cấp, ép giá...

Trong những ngày này, đến huyện Văn Yên, câu chuyện thời sự nhất là giá sắn củ rớt thê thảm, rẻ đến mức chỉ đi nhổ sắn bán cũng không đủ tiền công. Hàng ngàn ha sắn cứ nằm bất động trên đồi, trong khi đã quá vụ thu hoạch. Sản xuất hàng hoá không bán được, hoặc giá quá thấp không đủ cho chi phí, tất nhiên hậu quả cuối cùng lại đổ lên vai người nông dân một nắng hai sương.

Tại sao lại có những tình trạng như vậy, dẫu rằng sản xuất hàng hoá nông sản vẫn luôn bấp bênh và nhiều rủi do nhất. Nhưng có một thực tế đang tồn tại trong sản xuất nông-lâm nghiệp ở Yên Bái, là sản xuất thiếu quy hoạch và quy hoạch không đồng bộ, nhiều nơi còn phá vỡ quy hoạch. Không biết khi huyện Văn Chấn phát triển vùng cam, quýt thuộc 8 xã vùng ngoài có quy hoạch diện tích và tính tới thị trường, cơ sở chế biến hay không nữa? Vậy mà đến hôm nay trên địa bàn cả 8 xã đi đến chỗ nào cũng thấy cam, quýt, tổng diện tích lên trên 2 ngàn ha. Nhà nhà trồng cam, người người trồng cam, cứ nơi nào có đất là họ trồng cam, nhiều hộ còn chặt cả chè để trồng cam. Mặc dù cam mất giá, nhiều gia đình dở khóc, dở cười vì cam vậy mà diện tích cam vẫn tăng lên theo từng năm. Sản lượng cam bình quân mỗi năm lên tới vài chục ngàn tấn, trong khi không có cơ sở chế biến hay có những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm mà hoàn toàn phụ thuộc vào tư thương, người dân tự sản tự tiêu.

Trồng tràn lan, thiếu quy hoạch dẫn đến cung vượt cầu, chất lượng quả kém cam ngày một rớt giá là hậu quả tất yếu. Bài học về quy hoạch, thị trường của cây cam chưa dứt thì lại đến vùng sắn Văn Yên. Những năm đầu 2000, huyện Văn Yên quy hoạch và phát triển trồng cây sắn cho chế biến công nghiệp với diện tích 5 ngàn ha. Vài năm đầu sắn được giá, cùng với việc đưa giống sắn mới vào trồng năng suất cao đã có nhiều hộ gia đình từ nghèo khó đã trở nên giầu có, xe máy, ti vi, nhà xây cũng từ sắn mà ra. Thấy trồng sắn hiệu quả, nhân dân từ vùng thấp, đến vùng cao đua nhau trồng sắn phá vỡ quy hoạch, bất chấp lời cảnh báo từ nhà máy và các cơ quan hữu quan. Những ngày đầu năm 2009, giá sắn nguyên liệu xuống quá thấp, mặc dù tỉnh đã hỗ trợ giá thu mua 50 đồng/kg, nhưng giá cũng chỉ giữ ở mức 450 đồng/kg. Với mức giá này, người nông dân không đủ tiền thu hoạch, vận chuyển chứ nói gì đến đầu tư giống, phân bón, công chăm sóc, thế là họ cứ bỏ sắn nằm bất động trên đồi dẫu đã gần hết vụ thu hoạch.

Mặc dù cho đến nay vẫn chưa có số liệu thống kê chính xác nhưng theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn thì diện tích trồng sắn niên vụ 2008-2009 không dưới 15 ngàn ha. Như vậy so với quy hoạch ban đầu vượt 300% diện tích, sản lượng ước tính đạt 300 ngàn tấn. Trong khi đó cả huyện chỉ có 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn nếu chạy hết công suất cũng chỉ tiêu thụ được ngót nửa sản lượng sắn. Đành rằng trong những tháng cuối năm 2008, đầu năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gặp khó trong tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến giá thu mua nguyên liệu thấp. Nhưng đó không phảI là tất cả mà cái chính là việc trồng và phát triển tràn lan diện tích sắn lớn cung vượt cầu giá thấp là lẽ đương nhiên.
     

Rõ ràng việc sản xuất nông - lâm theo hướng tập trung, hình thành vùng hàng hoá lớn, gắn với chế biến là phù hợp với xu thế hiện nay. Mà chỉ có sản xuất hàng hoá mới thúc đẩy kinh tế địa phương, đẩy nhanh tiến trình xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giầu trong nông nghiệp, nông thôn. Nhưng có một thực tế là muốn đạt được mục tiêu đó ngành nông nghiệp, các huyện thị cần làm tốt và thực hiện tốt công tác quy hoạch từ giống cây, diện tích đến chế biến và thị trường.

Bên cạnh đó, để thành công vai trò củ người nông dân là quan trọng nhất trong việc thực hiện và phát triển theo quy hoạch, không nên làm tràn lan, tự phát rồi dẫn đến phá vỡ quy hoạch. Khi đã vỡ quy hoạch, nông sản rớt giá không ai khác phần thua thiệt người nông dân phải gánh chịu.

Thanh Phúc

Các tin khác

Sau một thời gian giảm kéo dài, giá thép xây dựng bắt đầu tăng trở lại thêm 150.000 đồng/tấnThép cuộn xuất xưởng tại các nhà máy hiện lên 9,85 triệu đồng/tấn, thép cây 10,25 triệu đồng/tấn (chưa tính thuế). Giá thép bán lẻ trên thị trường cũng tăng tương ứng.

YBĐT - Quý I⁄2009, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt 617 tỷ đồng, bằng 16% kế hoạch; trong đó, vốn đầu tư phát triển của Nhà nước đạt 348,8 tỷ đồng, tăng 80,43% so cùng kỳ năm 2008; vốn do địa phương quản lý đạt 142 tỷ đồng, giảm 7,03% so với cùng kỳ; vốn do Trung ương quản lý đạt 206,7 tỷ đồng, tăng 5,1 lần so với cùng kỳ.

Đưa sắn nguyên liệu vào dây chuyền chế biến tại Nhà máy sắn Văn Yên.

YBĐT - Văn Yên (Yên Bái) đã nhiều năm loay hoay với "bài toán" cây, con. Có chương trình "phanh" kịp nên không gây đổ vỡ như phát triển cây mía và dự án nhà máy mía đường; có dự án chưa thành như cây dứa Cay-en... Thành hay chưa, đều những nỗ lực đáng ghi nhận trong quá trình tìm tòi những cây trồng có giá trị kinh tế cao làm tiền đề đưa công nghiệp chế biến về nông thôn, nâng cao chất lượng và sản phẩm cạnh tranh của nền sản xuất vốn thuần nông với 91,2% dân số ở khu vực nông thôn.

Ngày 14-4, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư về việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số loại thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất mặt hàng này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục