Yên Bái: Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn chậm

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/5/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Theo ngành tài nguyên – môi trường thì đến hết năm 2008, toàn tỉnh mới lập hồ sơ cấp được 340.750 giấy trên tổng số 578.668 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cần phải cấp, đạt tỷ lệ 59,18%. Số diện tích đã cấp là 134.245, 18 ha, trên tổng số 495.935,8 ha đất có khả năng cấp (đạt 27,07%). Với tiến độ thực hiện như trên, Yên Bái là một trong những tỉnh có tiến độ cấp GCNQSDĐ thấp nhất cả nước.

Nhiều diện tích trồng nông nghiệp ở xã Minh Tiến (Trấn Yên) nằm trong diện GPMB đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Nhiều diện tích trồng nông nghiệp ở xã Minh Tiến (Trấn Yên) nằm trong diện GPMB đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cấp GCNQSDĐ ở Yên Bái đạt thấp, đó là do hệ thống bản đồ địa chính phục vụ công tác cấp GCNQSDĐ  chưa đầy đủ. Hiện tại chỉ có 54/180 xã, phường được đo đạc bản đồ địa chính. Hơn thế, chất lượng bản đồ  lại thấp do không được đầu tư kinh phí để cập nhật chỉnh lý biến động thường xuyên, vì vậy cán bộ địa chính xã phải dùng phương pháp đo đạc thủ công để tính diện tích. 

Cùng với nguyên nhân kỹ thuật, trên thực tế thủ tục hành chính trong mCùng với đó, văn bản về đất đai không ổn định, thường xuyên sửa đổi, bổ sung theo hướng làm chậm và có lợi hơn so với trước nên một bộ phận không nhỏ người dân trông chờ vào chính sách mới không tiến hành làm thủ tục để được giảm thực hiện nghĩa vụ tài chính.

Trên thực tế hiện nay, đa số chủ sử dụng đất trên địa bàn tỉnh là những người có đời sống trung bình. Việc thực hiện nghĩa vụ tài chính khi xét cấp GCNQSDĐ cho đất ở còn cao, ngoài khả năng của nhiều chủ sở hữu đất, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc cấp GCNQSDĐ chậm. Hơn thế tại một số địa phương  không thực hiện công hữu hoá đất sản xuất nông nghiệp nên không chia, giao đất theo Nghị định số 64/NQ – CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ. Từ đó, dẫn đến việc khi lập hồ sơ cấp GCNQSDĐ, chính quyền cơ sở đã căn  cứ diện tích đất thực tế của hộ sử dụng nên số hộ không có đất của cha ông để lại, không có đất để khai hoang nên không có đất để cấp giấy chứng nhận, hoặc có đất được cấp thì diện tích lại rất ít.

Một nguyên nhân nữa dẫn đến việc cấp GCNQSDĐ chậm đó là kinh phí đầu tư cho công tác này còn hạn chế. Bên cạnh đó, do áp lực thu ngân sách nên phần lớn kế hoạch cấp GCNQSDĐ đều được ưu tiên cho vùng đô thị hoặc vùng nông thôn - nơi đất có giá trị kinh tế cao để thu tiền. Điều này lý giải vì sao trong tổng số đất đã được cấp, ở đô thị tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đạt tới 92,03%, đất nông thôn đã cấp đạt 85,69%, còn tại các huyện miền núi, vùng cao tỷ lệ đạt thấp.

Tại các địa phương việc cấp GCNQSDĐ diễn ra chậm, việc phân bổ đất chưa hợp lý, còn do tình trạng một bộ phận người dân có điều kiện về vốn, nhạy bén hơn tích luỹ nhiều đất, trong khi một số hộ nghèo, thiếu vốn, nhận thức hạn chế thiếu đất hoặc không có đất sản xuất; đất đai ở nhiều nơi manh mún… Công tác quản  lý nhà nước về đất đai của chính quyền cơ sở còn nhiều hạn chế, bất cập, tình trạng buông lỏng quản lý đất đai còn diễn ra ở nhiều nơi. Cán bộ quản lý đất đai cơ sở hầu hết chưa qua đào tạo chuyên ngành, bố trí không ổn định, thiếu hiểu biết pháp luật, trình độ chuyên môn yếu kém… Công tác tuyên truyền pháp luật về lĩnh vực này lại chưa được quan tâm chú trọng, chưa có hình thức tuyên truyền hợp lý nên Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn chưa đi vào cuộc sống.

Hiện, tại một số địa phương có khả năng cấp GCNQSDĐ rất lớn, đó là huyện Mù Cang Chải với 110.500 ha, huyện Văn Yên là 100.235 ha, huyện Văn Chấn là 90.900 ha và Trạm Tấu là 62.500 ha. Để đảm bảo tiến độ cấp GCNQSDĐ, trong thời gian tới, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật về đất đai qua nhiều hình thức, ngành tài nguyên – môi trường cần tập trung tiến hành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh về cấp GCNQSDĐ. Kịp thời kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp đặc thù của tỉnh theo hướng cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho người sử dụng đất.

Quan tâm việc tổ chức, nâng cao trình độ nghiệp vụ, năng lực đào tạo và đạo đức của cán bộ công chức làm công tác quản lý đất đai, đặc biệt là đội ngũ cán bộ địa chính xã, phường, đảm bảo tính ổn định, chuyên nghiệp, cần tăng cường đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách của tỉnh cho công tác này. Trong đó, các huyện, thị xã, thành phố phải dành ít nhất từ 10 – 15% nguồn thu cho công tác quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận.

Chú trọng công tác lập, quản lý hồ sơ địa chính, cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kịp thời uốn nắn các sai sót và nghiêm khắc xử lý những trường hợp cố tình vi phạm. Cần giải quyết tốt những tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện, khắc phục tình trạng chậm trễ, đùn đẩy, thiếu trách  nhiệm. Kiên quyết thu hồi những diện đất giao hoặc cho thuê không đúng đối tượng, đất không sử dụng hoặc chậm sử dụng so với tiến độ dự án, sử dụng sai mục đích.

Nguyễn Đình

Các tin khác

YBĐT - Nằm ở phía nam thành phố Yên Bái, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông nên Văn Tiến luôn được xếp vào loại xã nghèo. Trước tình hình đó, đặt ra cho Đảng bộ và chính quyền địa phương phải có sự chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Ngược lại với thị trường tháng 3, mặt hàng thép đã tăng giá tới vài lần trong tháng 4 với mức tăng khoảng 200.000- 400.000 đồng/tấn.

Cán bộ kiểm lâm thu giữ lâm sản vận chuyển trái phép. (Ảnh: T.P)

YBĐT - Hiện Yên Bái có trên 390 ngàn ha rừng các loại song chỉ có 291 cán bộ kiểm lâm, bình quân mỗi người quản lý 1.310 ha rừng. Những năm qua, cán bộ, chiến sỹ Chi cục Kiểm lâm Yên Bái đã bám sát nhiệm vụ, bám sát địa bàn, xây dựng phong trào; tăng cường cán bộ xuống cơ sở, nhất là những xã có nhiều điểm nóng về chặt phá rừng làm nương, khai thác lâm sản trái phép, có nhiều nguy cơ cháy rừng.

Vốn vay hỗ trợ lãi suất đã tháo gỡ khó khăn về vốn cho các doanh nghiệp chế biến khoáng sản.
Trong ảnh: Sản phẩm đá hạt của Công ty liên doanh Can xi Cacbonat YBB.

YBĐT - Cách đây 58 năm, ngày 06.5.1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam (nay là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). Sự ra đời của Ngân hàng là kết quả nối tiếp quá trình đấu tranh, xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục