Ảm đạm mùa chè
- Cập nhật: Thứ năm, 14/5/2009 | 12:00:00 AM
YênBái - YBĐT - Niên vụ sản xuất, kinh doanh chè 2009 đã bắt đầu gần một tháng nay, nhưng trên các vùng chè Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình không còn cảnh nhộn nhịp người thu hái. Nhiều đồi chè để cỏ mọc um tùm, chè cằn cỗi toàn lá già, thi thoảng mới thấy có một búp non. Trong các nhà máy cũng khá ảm đạm, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác thu mua nguyên liệu nhưng cũng không đáp ứng cho sản xuất, cứ hai, ba ngày mua nguyên liệu mới đủ cho một ca sản xuất.
Có thể nói, chưa bao giờ người làm chè lại gặp nhiều khó khăn như năm 2009 này, khí hậu thời tiết khắc nghiệt, lượng mưa ít cây chè sinh trưởng, phát triển kém. Nhất là các huyện phía Tây suốt 2-3 tháng trời mới xuất hiện một trận mưa, mưa chưa kịp thấm đất thời tiết lại khô hanh, gió Lào thổi ngày đêm. Bên cạnh đó thì giá vật tư phân bón tăng cao, nhưng giá thu mua nguyên liệu lại thấp bình quân 2.300 đồng/kg. Giá thu mua như vậy người dân không đủ lực để đầu tư chăm sóc, bón phân cho chè nữa mà cứ để cây chè phát triển tự nhiên ra búp nào thu hái búp đó.
Với những khó khăn đang gặp phải thì sự “mặn mà” của người dân với việc trồng chè cũng không còn. Nhiều người dân còn đang tính đến chuyện bỏ vùng chè để chuyển sang công việc khác có thu nhập cao hơn.
Trong các doanh nghiệp, nhà máy đều trong tình trạng khó khăn về tiêu thụ sản phẩm, thiếu nguyên liệu sản xuất. Nhiều doanh nghiệp tuy đã đầu tư hàng tỷ đồng chuẩn bị về máy móc, thiết bị cho sản xuất nhưng đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động.
Đây là Công ty cổ phần Chè Liên Sơn – một “cánh chim” đầu đàn của ngành chè Yên Bái về sản xuất, tiêu thụ cũng như tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương, với rất nhiều nỗ lực nhưng cũng không nằm ngoài tình trạng tạm ngừng sản xuất vì thiếu nguyên liệu. Để chuẩn bị cho sản xuất năm 2009, Công ty đã đầu tư 2,5 tỷ đồng để sửa chữa và lắp đặt thêm một số thiết bị hoàn thiện sản phẩm, phấn đầu sản xuất, chế biến trên 1.000 tấn chè thành phẩm. Song, cho đến nay nhà máy cũng rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất. Từ đầu vụ đến nay, Công ty sản xuất, thu mua 163 tấn nguyên liệu, giảm 140 tấn so với cùng kỳ. Công ty đã tung hết lực lượng, mở thêm hàng chụ điểm thu mua nhưng cũng không thể mua nổi nguyên liệu. Đã một tháng nay cứ 2 ngày mya nguyên liệu mới đủ cho sản xuất một ca. Thiếu nguyên liệu hàng chục công nhân phải nghỉ việc, thu nhập không đảm bảo cuộc sống.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến giá thu mua nguyên liệu thấp, các doanh nghiệp đều cho rằng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, người tiêu dùng thực hiện “thắt chặt hầu bao” dẫn đến không tiêu thụ được sản phẩm. Thị trường chè thế giới giảm giá mạnh nhất là các sản phẩm chè phẩm cấp cao như: OP, B, FBOP giảm 30 – 40% nên doanh nghiệp gặp phải rất nhiều khó khăn. Với giá thu mua nguyên liệu thấp, đời sống của người dân trồng chè không được đảm bảo bởi lợi nhuận thấp thì không có vốn để tái đầu tư.
Mong muốn của doanh nghiệp và người làm chè hiện nay là có được nguồn vốn vay ưu đãi để có điều kiện đầu tư, chăm sóc nương chè nâng cao năng suất, chất lượng cho chế biến. Bên cạnh đó tỉnh cũng cần có chính sách hỗ trợ giá thu mua nguyên liệu cho dân, có như vậy việc sản xuất, kinh doanh chè mới vượt qua khó khăn này.
Phúc Chi
Các tin khác
Thủ tướng đã đồng ý bổ sung thêm 20.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ cho các dự án, công trình trong năm 2009 trên nguyên tắc đảm bảo ổn định vĩ mô, giữ tỷ lệ nợ Chính phủ và khả năng phát hành ở mức an toàn.
YBĐT - Kiên trì thực hiện nguyên tắc "Kinh doanh, tích luỹ - tăng năng lực hoạt động - mở rộng, phát triển", Tổng công ty Hoà Bình Minh đã vươn lên thành Tập đoàn kinh tế đa ngành, dẫn đầu các doanh nghiệp của Yên Bái trong lĩnh vực kinh doanh thương mại dịch vụ với 12 đơn vị thành viên, trên 900 lao động hoạt động trên địa bàn 10 tỉnh, thành phố trong cả nước...
YBĐT - Phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, lao động sáng tạo, trong suốt chặng đường 58 năm qua, ngành Công thương Yên Bái luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Trong tháng 6 tới, Bộ Công Thương phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ các tác động và việc xử lý các vướng mắc phát sinh khi thực hiện cơ chế giá điện giờ cao điểm sáng.