Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Yên Bái: Luôn bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội địa phương

  • Cập nhật: Thứ hai, 15/6/2009 | 12:00:00 AM

YênBái - YBĐT - Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) tỉnh Yên Bái được thành lập ngày 15/6/1984. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Chi cục TCĐLCL luôn nhận được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Khoa học và Công nghệ. Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Chi cục luôn đồng hành cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Từ năm 1984 - 1990, hoạt động quản lý TCĐLCL đã luôn bám sát phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh. Đơn vị đã soát xét hơn 200 tiêu chuẩn cơ sở, hướng dẫn xây dựng mới 170 tiêu chuẩn; phổ biến áp dụng hơn 400 tiêu chuẩn. Xác định danh mục 41 sản phẩm hàng hoá của tỉnh đưa vào tập trung thống nhất quản lý chất lượng; trong đó có 15 sản phẩm là tư liệu sản xuất, 19 sản phẩm tiêu dùng quan trọng, 7 sản phẩm xuất khẩu. Thực hiện kiểm định 5000 phương tiện đo. Đáng ghi nhận là hơn 100 sản phẩm tham gia Hội chợ triển lãm thành tựu kinh tế - kỹ thuật Việt Nam lần thứ nhất, có 23 sản phẩm được thưởng huy chương.

Từ năm 1991-1995, Chi cục TCĐLCL tỉnh Yên Bái đã phổ biến áp dụng 195 tiêu chuẩn Việt Nam, 21 tiêu chuẩn ngành cho hơn 200 lượt doanh nghiệp, hướng dẫn, kiểm tra, xét và cấp đăng ký chất lượng cho 412 sản phẩm của 370 đơn vị, kiểm định 6.630 phương tiện đo, thanh tra và kiểm tra 1100 lượt đơn vị. Từ năm 1996 - 2000, là giai đoạn đơn vị triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII) về phát triển Khoa học và Công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Nghị định 86/CP ngày 08/12/1995 của Chính phủ phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã chủ động nghiên cứu, xây dựng dự thảo tham mưu cho Sở Khoa học và Công nghệ trình UBND tỉnh Ban hành Quyết định số 171/QĐ-UB ngày 15/12/1996 phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá cho 8 sở, ban, ngành có liên quan. Qua đó, đơn vị đã đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn 800 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh về hoạt động tiêu chuẩn hoá, chất lượng hàng hoá, áp dụng hệ thống chất lượng tiên tiến, phổ biến 94 tiêu chuẩn Việt Nam, cấp và gia hạn đăng ký chất lượng hàng hoá cho 275 hồ sơ; thanh tra, kiểm tra 700 lượt doanh nghiệp; kiểm định 2.356 phương tiện đo. Đặc biệt trong giai đoạn này, Công ty sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn là doanh nghiệp đầu tiên của Yên Bái được cấp chứng nhận hệ thống đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001.

Từ năm 2001 đến nay, là quỹ thời gian đánh dấu sự chuyển biến tiến trình đổi mới trên nhiều lĩnh vực như: tổ chức bộ máy, cán bộ, tinh giản biên chế, giảm bớt sự trùng lặp, chồng chéo; tăng cường trang thiết bị, chuyển dịch phương thức quản lý... nên hoạt động quản lý TCĐLCL tỉnh Yên Bái đã có chuyển biến tích cực. Đặc biệt, ngày 29 tháng 6 năm 2006 Quốc hội đã ban hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá được ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007 thay thế Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá; Pháp lệnh Đo lường đang được xây dựng thành bộ luật cho phù hợp với điều kiện thực tế. Với chức năng của mình, đơn vị đã tham mưu cho sở, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản hướng dẫn đưa pháp luật vào cuộc sống. Trong năm 2008, đơn vị đã xây dựng dự thảo văn bản pháp quy trình Sở Khoa học và Công nghệ và trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án "Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động cho các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2008 - 2010"; Năm 2009, trình UBND tỉnh phê duyệt “Quy định hỗ trợ các tổ chức áp dụng và được cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, chứng nhận sản phẩm hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và được trao tặng giải thưởng chất lượng”.

Công tác kiểm tra, giám sát về đo lường được triển khai thường xuyên liên tục và đã được tiến hành trên 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Từ năm 2001 đến nay, đơn vị đã kiểm định được 16.539 phương tiện đo trên các lĩnh vực như: áp suất, huyết áp kế, dung tích, khối lượng, điện…phổ biến 60 tiêu chuẩn Việt Nam (Nay là tiêu chuẩn Quốc gia) cho 43 đơn vị; tiếp nhận 173 bản công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá và công bố hàng hoá phù hợp tiêu chuẩn; xử lý hàng trăm vụ vi phạm chủ yếu là sử dụng phương tiện đo quá hạn kiểm định, hàng hoá kém chất lượng, quá hạn sử dụng và ghi nhãn hiệu hàng hoá.Việc áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ngày càng được các doanh nghiệp áp dụng và được công nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 như: Công ty cổ phần Sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn, Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái, Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình, Nhà máy Z183, Công ty liên doanh Yên Hà, Công ty liên doanh đá vôi Yên Bái - Ban Pu, Công ty Điện lực Yên Bái; 01 doanh nghiệp được chứng nhận đạt ISO 14.000 là Công ty cổ phần sứ kỹ thuật Hoàng Liên Sơn. Hàng năm có nhiều doanh nghiệp tham gia giải thưởng chất lượng Việt Nam. Qua thực tế cho thấy trong những năm tham dự Giải thưởng chất lượng Quốc gia, kết quả sản xuất, kinh doanh của các đơn vị có nhiều chuyển biến tích cực, hệ thống quản lý chất lượng ngày càng hoàn thiện, chất lượng sản phẩm ổn định, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Yên Bái luôn khắc phục khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Từ chỗ đội ngũ cán bộ vừa thiếu, lại yếu về chuyên môn nghiệp vụ, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý thiếu và lạc hậu, đến nay trình độ và đội ngũ cán bộ đã được nâng lên, cơ sở vật chất được đầu tư. Đặc biệt, được UBND tỉnh phê duyệt Dự án “Tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và an toàn bức xạ hạt nhân trên địa bàn tỉnh Yên Bái” giai đoạn 2008 - 2012 với tổng kinh phí là 9,3 tỷ đồng. Kết quả mà Chi cục TCĐLCL đạt được thời gian qua đã góp phần không nhỏ bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và của doanh nghiệp, bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường, sức khoẻ cho nhân dân, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Nguyễn Thanh Sơn

Các tin khác
Mất mùa vẫn lo… tắc đường   Ảnh chụp chiều 14/6 tại thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang

Cho đến thời điểm này, vải thiều chính vụ ở Lục Ngạn - Bắc Giang, mới chính thức thu hoạch và dù giá bán được dự báo tăng, thực tế cho thấy vẫn có tình hình "kẻ khóc người cười".

Nhiều mô hình làm kinh tế tổng hợp bước đầu đã cho thu nhập cao.

YBĐT - Thôn Kiến Thịnh 2 xã Chấn Thịnh (Văn Chấn) từ lâu đã được biết đến như một điển hình trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Thôn có 112 hộ gồm 3 dân tộc: Tày, Thái, Kinh.

Đồng bào Mông xã La Pán Tẩn chăn nuôi lợn.
(Ảnh: Nguyễn Minh Đức)

YBĐT - Địa bàn xã Lao Chải (Mù Cang Chải) rộng tới 15.680 ha, dân số 6.742 nhân khẩu và 100% là đồng bào dân tộc Mông, sống rải rác trên các sườn đồi ở 14 thôn bản, trình độ dân trí không đồng đều. Đời sống nhân dân chủ yếu phụ thuộc vào nương rẫy nhưng đất sản xuất nông - lâm nghiệp chỉ có 1.400ha (chiếm 8,8% tổng diện tích), tập quán sản xuất còn lạc hậu dẫn tới tỷ lệ đói nghèo cao.

Thủ tướng vừa yêu cầu Bộ Tài chính trích 47,1 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2009 để hỗ trợ một số địa phương chống hạn vụ đông xuân 2008-2009.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục