Yên Bình: Phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

  • Cập nhật: Thứ tư, 31/3/2010 | 8:48:38 AM

YBĐT - Xuất phát điểm của công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) huyện Yên Bình (Yên Bái) rất thấp. Nhưng hiện tại đang có sự phát triển mạnh mẽ và tạo được bước đột phá quan trọng, phá vỡ những hạn chế về khu vực, cơ chế quản lý, tâm lý và chính sách đầu tư...

Yên Bình là nơi có nhiều tài nguyên, khoáng sản được vận dụng, khai thác hiệu quả nhằm kêu gọi mọi nguồn lực đầu tư phát triển CN-TTCN, khôi phục và phát triển các làng nghề. Nhờ vậy, trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng bình quân luôn đạt cao, tổng giá trị tăng thêm hàng năm đạt gần 20%, công nghiệp ngoài quốc doanh có bước phát triển mạnh mẽ.

 Riêng năm 2009, giá trị sản xuất đạt 182 tỷ đồng, tăng 25% so với kế hoạch và tăng gấp 3 lần so với năm 2005. Có thời điểm, huyện Yên Bình có hàng chục công ty, nhà máy, phân xưởng được xây dựng hiện đại, bề thế.

Cụm công nghiệp Mông Sơn trước đây chỉ có một hai doanh nghiệp đầu tư khai thác, nhưng đến nay đã góp mặt gần chục doanh nghiệp. Những dãy núi đá vôi đã trở thành công trường khai thác đá, đưa vào chế biến phục vụ xây dựng công nghiệp.

Những sản phẩm từ đá được đưa vào chế biến sản xuất phục vụ công nghiệp xây dựng tại địa phương, các vùng lân cận và một phần được xuất khẩu, mang lại giá trị kinh tế rất cao.

Nhiều nhà máy được đầu tư hàng trăm tỷ đồng, lắp đặt dây chuyền công nghệ hiện đại, sản xuất ra những mặt hàng cấp cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt hàng triệu USD, không chỉ đem lượng lớn ngoại tệ về cho huyện mà còn góp phần giải quyết việc làm thu nhập cho hàng ngàn lao động trực tiếp và hàng trăm lao động gián tiếp.

Bên cạnh việc đầu tư xây dựng chế biến khoáng sản, nhiều nhà máy, xưởng chế biến nông lâm sản đã được xây dựng để vừa tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng, các sản phẩm nông nghiệp, góp phần tăng giá trị kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho nhiều nông dân.

Từ một huyện mà công nghiệp ngoài quốc doanh gần như không có gì, đến nay đã có trên 100 công ty, doanh nghiệp tư nhân và trên 1.000 hộ cá thể hoạt động sản xuất CN-TTCN. Các doanh nghiệp tư nhân tập trung vào khai thác chế biến khoáng sản, đã và đang trở thành doanh nghiệp, công ty đủ sức bươn chải trong nền kinh tế thị trường, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương và có doanh thu vài chục tỷ đồng mỗi năm.

Điển hình như Công ty TNHH Yên Phú, doanh nghiệp Chế biến gỗ rừng trồng Hùng Linh... Không phải phát triển “nóng” mà kinh tế CN-TTCN địa phương đã có sự chuyển biến rõ nét từ ngành nghề đến quy mô sản xuất. Một số ngành nghề thủ công truyền thống địa phương cũng được chú trọng và phát triển như: mộc dân dụng, mây tre đan... Giá trị sản xuất không những tăng nhanh, vững chắc mà còn thu hút hàng ngàn lao động địa phương với mức thu nhập từ 1,5 - 3 triệu đồng/người/tháng.

Đạt được kết quả đó là có sự nỗ lực và mạnh dạn đầu tư với tinh thần không cam chịu đói nghèo của người dân Yên Bình, song không thể không nói đến vai trò lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền huyện Yên Bình đã xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, thu hút vốn đầu tư, khai thác hợp lý tiềm năng, thế mạnh, vận dụng hợp lý để phát triển. Trong năm 2010, huyện phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt trên 217,5 tỷ đồng – một con số không phải huyện, thị nào trong tỉnh cũng dám đề ra, nhưng với Yên Bình thì nhiều ý kiến cho là còn khá khiêm tốn.

Thanh Phúc

Các tin khác
Anh Giàng A Mang - cán bộ kiểm lâm huyện Mù Cang Chải (trái) thường xuyên đến xã Chế Tạo nắm bắt tình hình và phổ biến cho bà con người Mông trong xã cách PCCR trong mùa khô hanh.

YBĐT - Mùa khô hanh 2009 - 2010 là một năm khó khăn trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR). Trong những ngày cao điểm nắng nóng, khô hanh, gió lào thổi mạnh từ 26/2/2010 đến 6/3, trên địa bàn Văn Yên (Yên Bái) đã xảy ra 5 vụ cháy rừng.

Cục Quản lý giá Bộ Tài chính cho biết đang tính toán hai phương án gỡ khó cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầuPhương án 1 là giữ nguyên giá bán lẻ và xả quỹ để bù lỗ cho doanh nghiệp, phương án 2 là tăng giá ở mức độ nhất định và vẫn xả quỹ để bù đắp một phần lỗ như Thông tư 159 quy định.

Theo Công ty cổ phần giấy Tân Mai, từ ngày 1-4 giá giấy in, giấy viết và giấy in báo sẽ điều chỉnh tăng thêm 500.000-1 triệu đồng/tấn cho các hợp đồng giao trong tháng.

Theo Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, tổng vốn đầu tư toàn xã hội quý I-2010 đạt 146,82 nghìn tỷ đồng, tăng 26,23% so cùng kỳ năm 2009. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện ước đạt 21,8 nghìn tỷ đồng, bằng 17,4% kế hoạch năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục