Cắt điện không báo trước phạt 3 - 4 triệu đồng
- Cập nhật: Thứ năm, 24/6/2010 | 7:55:42 AM
Thủ tướng Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định số 68 về quy định xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực.
![]() |
|
Theo Nghị định này, phạm vi xử phạt được áp dụng cho tất cả cá nhân, tổ chức có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật trong các hoạt động điện lực như: xây dựng, lắp đặt công trình điện, các hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn, bán lẻ điện; các quy định về sử dụng điện, an toàn điện, điều động hệ thống điện và thị trường điện lực.
Cụ thể, đối với các công ty điện lực trong trường hợp thực hiện cắt điện mà không báo trước sẽ bị phạt từ 3 triệu đến 4 triệu đồng, thay vì 100.000 - 300.000 đồng so với trước đây. Đặc biệt, nếu ngừng hoặc giảm mức cung cấp điện đối với khách hàng thuộc diện không phải hạn chế khi thiếu điện, trừ trường hợp có nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng mất an toàn cho người, thiết bị, hệ thống điện cũng sẽ bị phạt tiền ở mức trên.
Các hành vi kinh doanh điện lực không có giấy phép hoặc cho thuê mượn giấy phép bị phạt 30 - 40 triệu đồng. Các công ty mua bán điện không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác cho việc lập kế hoạch vận hành hệ thống điện cũng bị phạt với số tiền tương tự.
Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định mức phạt đối với các trường hợp khách hàng vi phạm.
Theo đó, khách hàng không thực hiện cắt điện, giảm mức tiêu thụ điện khi có yêu cầu của bên bán điện do sự cố bất khả kháng sẽ bị phạt 10 -15 triệu đồng.
Hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 100 kWh bị phạt 1 - 2 triệu đồng, khách hàng trộm cắp từ 100 kWh -1000 kWh bị phạt từ 2 triệu đến 10 triệu đồng. Đặc biệt, số tiền phạt có thể lên tới 30 triệu đồng đối với hành vi trộm cắp điện 3.000 kWh.
Nghị định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2010.
(Theo VnMedia)
Các tin khác

YBĐT - Xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) là xã có địa bàn rộng nhất huyện nhưng cũng khó khăn, phức tạp nhất huyện. Hàng năm, đồng bào thường xuyên phải nhận gạo cứu đói, cây giống, phân bón hỗ trợ từ nhà nước. Hàng tỷ đồng đầu tư vào các công trình thủy lợi, điện, đường, trường, trạm và đã tạo được những chuyển biến tích cực nhưng những chuyển biến đó thực sự chưa đồng bộ.

Theo số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê công bố ngày 22-6, giá trị nhập khẩu tháng 6-2010 ước khoảng 7,2 tỉ USD (so với tháng 5 là 7,18 tỉ USD). Trong khi đó xuất khẩu giảm, chỉ đạt 6 tỉ USD (so với 6,3 tỉ USD của tháng 5), đẩy giá trị nhập siêu tháng 6-2010 lên 1,2 tỉ USD (tháng trước là 871 triệu USD).
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ - ông Cao Sỹ Kiêm cho biết một trong 3 kiến nghị ông đề xuất với cơ quan chức năng là phải quy trách nhiệm vật chất đối với ngành điện khi xảy ra chuyện cắt điện vô tội vạ, gây thiệt hại cho DN.
YBĐT - Ông Tạ Văn Long - Bí thư Huyện ủy Lục Yên (Yên Bái) phấn khởi cho biết: “Từ lâu lắm rồi, huyện Lục Yên mới được một vụ lúa xuân thắng lợi đến như vậy. Năng suất lúa toàn huyện ước đạt 52tạ/ha. Tổng sản lượng dự tính đạt gần 18 ngàn tấn”.