Người bạn hữu ích của nhà nông

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/10/2010 | 2:35:16 PM

YBDDT - Xã Tân Thịnh (thành phố Yên Bái) có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, song thế mạnh này nhiều năm qua lại chưa được phát huy hiệu quả do trình độ và phương thức sản xuất nông nghiệp của người dân còn nhiều hạn chế.

Mô hình chăn nuôi lợn nái và lợn thịt của gia đình chị Vương Thị Yên hội viên Câu lạc bộ “Khoa học kỹ thuật nhà nông” mỗi năm cho thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/năm.
Mô hình chăn nuôi lợn nái và lợn thịt của gia đình chị Vương Thị Yên hội viên Câu lạc bộ “Khoa học kỹ thuật nhà nông” mỗi năm cho thu nhập từ 40 - 50 triệu đồng/năm.

Trước thực trạng trên, tháng 8/2009, được sự hỗ trợ của Hội Nông dân tỉnh, xã Tân Thịnh đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) “Khoa học kỹ thuật nhà nông” nhằm giúp đỡ người nông dân có điều kiện được tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất, kinh doanh và tổ chức sản xuất có kế hoạch, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển..

Mỗi tháng sinh hoạt một lần, với nội dung phong phú như: tìm hiểu thông tin thị trường tiêu thụ sản phẩm, dự báo xu hướng phát triển thị trường, xây dựng các kế hoạch sản xuất... Ban chủ nhiệm CLB tích cực, chủ động phối hợp với các ngành chức năng như: Phòng Nông nghiệp, Trạm Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông mở hàng chục lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi và chăm sóc, bảo vệ rừng cho các hội viên nông dân.

Thông qua các hình thức học tập này, nhận thức của từng hội viên được nâng lên rõ rệt, đặc biệt, đã làm thay đổi phương thức sản xuất tự cung tự cấp, xóa bỏ tập quán canh tác lạc hậu, kém hiệu quả và thay vào đó là trồng các giống cây mới, nuôi con giống mới cho năng suất, sản lượng cao theo hướng sản xuất hàng hóa. Đến nay, CLB có đã có trên 10 ha rừng bạch đàn mô, keo lai, 15 ha chè Bát Tiên, 5 ha cây ăn quả (bưởi, vải, cam, chanh), 12 ha rau màu chuyên canh và gần 10 nghìn đầu gia súc, gia cầm.

Anh Nguyễn Văn Tĩnh, thành viên CLB đã tiên phong đi đầu trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, chia sẻ: “Quả thực, nếu không mạnh dạn chuyển đổi thì tôi cũng không biết trồng rau lại mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trồng lúa đến như vậy. Trước đây, 3 sào lúa của gia đình nếu quy ra thóc bán, trung bình mỗi năm cũng chỉ thu được khoảng 7 - 8 triệu đồng, nhưng từ khi chuyển sang trồng rau, con số này đã cao hơn gấp 3 - 4 lần”.

Học tập cách làm của nhà anh Tĩnh, đến nay, phong trào trồng rau ở Tân Thịnh đã phát triển rộng khắp ra tất các thôn và ngày càng mang tính chuyên nghiệp hơn. Giờ đây, phần đa các gia đình trồng rau đều đã sử dụng vòi phun nước tự động và bón phân hữu cơ sinh học trong thâm canh rau màu nên chất lượng rau luôn được đảm bảo. Cũng nhờ đó mà thương hiệu rau Tân Thịnh đã ngày càng được người tiêu dùng biết đến và lựa chọn nhiều hơn.

Chị Nguyễn Thị Tâm - nhân viên dinh dưỡng tại Nhà ăn Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho hay: “Một ngày chúng tôi phải phục vụ hàng trăm suất ăn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân nên việc lựa chọn được thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn là rất quan trọng. Trước đây, mỗi lần đi mua rau, tôi rất lo lắng, nay hoàn toàn yên tâm vì đã tìm được nguồn cung cấp rau sạch từ các hộ trồng rau ở Tân Thịnh”.

Không chỉ giúp các hội viên nắm bắt kịp thời thông tin về ứng dụng khoa học kỹ thuật và tìm ra các loại cây trồng có chất lượng, hiệu quả kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, CLB còn chủ động tín chấp giúp cho hội viên nghèo vay vốn phát triển sản xuất và tổ chức cho hội viên đăng ký tham gia vào các dự án chăn nuôi với quy mô lớn. Hiện tại, xã Tân Thịnh đã hình thành được 15 mô hình chăn nuôi lợn nái với quy mô trên 20 con, 5 mô hình chăn nuôi gà với quy mô 1.000 trở lên và hơn 50 mô hình nuôi lợn thịt từ 10 - 20 con.

Chị Vương Thị Yên, hội viên tham gia dự án chăn nuôi lợn phấn khởi cho biết: “Trước kia gia đình tôi rất khó khăn, ruộng thì ít mà các con thì đông, nên gia đình luôn trong cảnh túng thiếu. Kể từ khi tham gia vào dự án chăn nuôi lợn với số lượng trên 30 con, thu nhập của gia đình tôi đã tăng lên đáng kể, khoảng gần 50 triệu đồng/năm. Nguồn thu này đã giúp vợ chồng tôi có điều kiện nuôi các con ăn học, sửa sang lại nhà cửa và mua sắm thêm các tiện nghi sinh hoạt cho gia đình”.

Để CLB phát triển bền vững và thực sự trở thành người bạn hữu ích của nhà nông, thời gian tới, Ban chủ nhiệm CLB sẽ tiếp tục tăng cường phối hợp với các ngành chức năng mở thêm nhiều lớp tập huấn  chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho các hội viên. Đồng thời, tổ chức cho hội viên đi thăm quan học hỏi các mô hình phát triển kinh tế ở các địa phương bạn và xây dựng các dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, cho hiệu quả kinh tế cao.

Hồng Oanh

Các tin khác

Các doanh nghiệp sẽ được lựa chọn làm đầu mối xuất khẩu sang thị trường châu Phi và sẽ có cơ chế riêng hỗ trợ. Nội dung này vừa được Thứ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Thành Biên phê duyệt trong đề án “Phát huy khả năng của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tổng hợp đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi”.

Giá kim loại quý đã hạ nhiệt theo đà giảm của thế giới, mất 60.000 đồng cả chiều mua lẫn bán.

Được mùa.
Ảnh: Sùng A hồng

YBĐT - Sản xuất vụ đông năm 2009, huyện Lục Yên đã đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch cả về diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị thu được trên đơn vị diện tích. Là năm có diện tích cây vụ đông đạt cao nhất từ trước tới nay, toàn huyện gieo trồng gần 2.200 ha cây vụ đông, bằng 110% kế hoạch.

Ngày 4-10, Bộ Công thương tổ chức giao ban trực tuyến giữa đầu cầu Hà Nội và TPHCM về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 9 tháng năm 2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục